Chương II: Cảm ứng – Cảm ứng ở động vật (tiếp) – Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 trang 113
Câu 1. Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Trả lời:
– Hệ thần kinh dạng lưới: được câu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
– Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
Câu 2. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Phản ứng của động vật hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốl hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm ( thành các phản xạ có điều kiện).
Thí dụ minh họa: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.
Cười là mạo hiểm tỏ ra ngu xuẩn. Khóc là mạo hiểm tỏ ra ướt át. Vươn tay ra là mạo hiểm bị liên lụy. Thể hiện cảm xúc là mạo hiểm để lộ con người thực sự của mình. Đặt ý tưởng và giấc mơ ra trước đám đông là mạo hiểm sẽ đánh mất chúng. Yêu là mạo hiểm sẽ không được đáp lại. Hy vọng là mạo hiểm đớn đau. Thử là mạo hiểm thất bại. Nhưng phải chấp nhận rủi ro, bởi mối nguy lớn nhất trong đời là chẳng dám mạo hiểm điều gì.
To laugh is to risk appearing a fool. To weep is to risk appearing sentimental. To reach out to another is to risk involvement. To expose feelings is to risk exposing your true self. To place your ideas and dreams before a crowd is to risk their loss. To love is to risk not being loved in return. To hope is to risk pain. To try is to risk failure. But risks must be taken, because the greatest hazard in life is to risk nothing.
William Arthur Ward