Lịch Sử 8 -Bài 22- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC-KĨ THUẬTVÀVĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .
Lịch Sử 8 -Bài 22- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC-KĨ THUẬTVÀVĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .
Sử 8 -Bài 22- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC-KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .
I Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX:
* Các phát minh rực rỡ :
- Thuyết nguyên tử hiện đại , đặc biệt là thuyết tương đối của Anh- Xtanh (Đức ) .
- Hiện tượng phóng xạ nhân tạo , sinh học phản xạ có điều kiện , sinh học phân tử , chất kháng sinh Pê –ni- xi- lin .
- Máy bay đầu tiên ( 17-12-1903) của hai anh em nhà Wright
*Ứng dụng : đưa vào sử dụng như điện tín , điện thoại , ra đa, hàng không ..
*Tác dụng:
+Tích cực : mang lại cuộc sống tươi đẹp .
+Tiêu cực : trở thành phương tiện chiến tranh như bom nguyên tử …
Hình :Vào ngày 17 tháng 12 năm 1903, chiếc Flyer của anh em nhà Wright trở thành chiếc máy bay có động cơ đầu tiên thực hiện chuyến bay được kiểm soát liên tục.
II. Nền văn hóa Xô Viết hình thành và phát triển:
* Văn hóa Xô Viết: hình thành sau Cách mạng tháng Mười trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác -Lê nin , kế thừa những di sản tinh hoa của văn hóa nhân loại .
* Giáo dục :
- Nhiệm vụ hàng đầu là xóa nạn mù chữ và thất học .
- Sáng tạo ra chữ viết
- Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân và nghệ thuật .
- Giáo dục phổ cập bắt buộc .
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố .
* Kết quả :chưa đầy 30 năm đa số người dân có trình độ văn hóa ; có đội ngũ trí thức đông đảo phục vụ cho tổ quốc.
* Khoa học kỹ thuật đạt nhiều thành tựu :
- Chế tạo thành công bom nguyên tử .
- Sử dụng nguyên tử vào mục đích hòa bình .
- Khoa học vũ trụ phát triển với C .Xi -ôn -cốp- xki –người sáng lập ngành du hành vũ trụ hiện đại .
* Văn hóa –nghệ thuật :
- Văn hóa, thi ca , sân khấu , điện ảnh đều đạt thành tựu to lớn .
- Nhà văn nổi tiếng như M.Gooc- ki; M. Sô- lô -khốp…
- Những tác phẩm văn học : Sông Đông êm đềm của M. Sô- lô -khố p; Con đường đau khổ của A. Tôn – x tôi …..
Anh em nhà Wright, những người đã chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên.
Pie và Marie Quy ri cặp vợ chồng hóa học nổi tiếng thế giới từng đoạt giải Nobel về hóa học.
Đoàn thị hồng Điệp sưu tầm và biên tập
GOOCKI M.:
(Maksim Gor'kij; tên thật: Aleksej Maksimovich Peshkov; 1868 - 1936), nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học Nga. Xuất thân trong một gia đình thợ mộc nghèo. Sớm ham mê văn học. Năm 1884, đến Kazan (Kazan'), vừa lao động kiếm sống vừa tự học. Khao khát lí tưởng tự do, giải phóng và xây dựng một cuộc sống mới công bằng, nhân đạo. Những năm 1888 - 89 và 1891 - 92, Goocki đi khắp nước Nga để tìm hiểu cuộc sống nhân dân mình. Năm 1892, đăng truyện ngắn đầu tay "Maka Chuđra", với bút danh M. Goocki. Sau đó là một loạt truyện ngắn "Bà lão Izecghin", "Bài ca chim ưng", "Vợ chồng Ooclôp"... rồi hai cuốn tiểu thuyết "Fôma Goocđêep" (1899), "Bộ ba" (1900) khẳng định tài năng nghệ thuật của Goocki. "Bài ca chim báo bão" và thiên trường ca "Con người" chan chứa chủ nghĩa nhân đạo. Goocki được bầu làm viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga (1902), nhưng Nga hoàng đã huỷ quyết định này. Các vở kịch "Bọn trưởng giả", "Dưới đáy", "Những người nghỉ mát", "Những đứa con của Mặt Trời", "Bọn dã man", "Những kẻ thù"... đưa lên sân khấu những vấn đề xã hội - chính trị nóng bỏng, có sức cổ vũ cách mạng to lớn. Bị chính quyền Nga hoàng trục xuất khỏi quê hương (1905), Goocki vào Đảng Bônsêvich. Lênin V. I.(V. I. Lenin) và Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân công Goocki ra nước ngoài, tuyên truyền và kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ cách mạng Nga. Goocki sang Phần Lan, Đức, Pháp, Hoa Kì (1906). Hai tập bút kí "Những cuộc phỏng vấn của tôi" và "Ở Mĩ" là kết quả của chuyến đi ấy. Cũng trong thời gian này, Goocki hoàn thành vở kịch "Những kẻ thù" và viết cuốn tiểu thuyết "Người mẹ", mở đầu chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Rời Hoa Kì, Goocki đi Italia, ở đây đến 1913, viết một loạt tác phẩm: "Một mùa hè", "Thời thơ ấu", "Trên những nẻo đường đất nước Nga", "Những chuyện nước Ý", nhiều vở kịch và nhiều bài chính luận. Năm 1913, về nước, bắt đầu viết "Kiếm sống".
Sau cách mạng, Goocki tham gia nhiều công tác văn hoá, xã hội. Bị lao phổi, Goocki ra nước ngoài chữa bệnh (1921); sáng tác tập cuối thiên tự thuật "Những trường đại học của tôi", hồi kí "V. I. Lênin", tiểu thuyết lớn "Sự nghiệp gia đình Actamônôp" và bắt đầu xây dựng bộ tiểu thuyết sử thi "Cuộc đời Klim Xamghin". Năm 1928, về nước. Giai đoạn này, ông viết "Trên những nẻo đường Liên bang Xô Viết", "Truyện kể về những người anh hùng" và một loạt bài lí luận, tiếp tục viết bộ tiểu thuyết sử thi, ba vở kịch trong đó có "Êgo Bulưchôp và những người khác". Được tặng thưởng Huân chương Lênin.
Chúng ta bảo tình yêu là sự sống; nhưng tình yêu không có hy vọng và niềm tin là cái chết đau đớn. Love, we say, is life; but love without hope and faith is agonizing death.
Elbert Hubbard