Ring ring

Lịch Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪNĂM1858-1873



Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858-1873​

(Hai tiết)



I : THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM



Lịch Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪNĂM1858-1873



Lược đồ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược 1858-1885







1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859:







* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta :



- Chủ nghĩa tư bản Pháp cần nguyên liệu và thị trường.



- Việt Nam cũng như Đông Nam Á nói chung , có vị trí địa lý quan trọng , giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang suy yếu.





* Lấy cớ :bảo vệ đạo Gia Tô Giáo .







* Diễn biến :



- Ngày 31-8-1858 Pháp kéo đến Đà Nẵng ,với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ,buộc Huế phải đầu hàng .



- 1-9-1858 : Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân anh dũng chiến đấu chống giặc .



- Pháp chiến bán đảo Sơn Trà , nhân dân bỏ đi hết “Vườn không nhà trống”.







* Vì sao Pháp chọn Đà nẵng là mục tiêu xâm lược nước ta? ,chiếm được Đà Nẵng ( Đà Nẵng cách Huế 100 km về phía Bắc) , sau đó sẽ vượt đèo Hải Vân đánh Huế với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh , buộc Huế phải đầu hàng .



Lịch Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪNĂM1858-1873



Lược đồ chiến trường Đà Nẵng 1858.







2.Chiến sự ở Gia Định 1859



Lịch Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪNĂM1858-1873



Lược đồ chiến trường Gia Định.







* Nguyên nhân khiến thực dân pháp chuyển vào Gia Định :







-Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp ở Đà Nẵng bị thất bại .



-Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế .



-Chuẩn bị chiếm Cam pu chia , dò đường sang Trung Quốc .







* Diễn biến tại chiến trường Gia Định .







- 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định ;17-2-1859 Pháp tấn công thành Gia Định , quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã .



- Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc .



- Do phải tham gia chiến trường Trung Quốc vá Châu Âu , quân Pháp để lại 1.000 quân ở Gia Định , quân triều đình vẫn “thủ hiểm” ở Đại Đồn Chí Hòa



. Đêm 23 rạng 24 –2-1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long .



Lịch Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪNĂM1858-1873



Pháp tấn công phòng tuyến có đài quan sát ở Đại đồn Chí Hòa











*Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.







Nội dung Hiệp Ước :



-Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào t đ buộc nhân dân ngừng kháng chiến --Mở 3 cửa biển Đà Nẵng,Ba Lạt,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .



-Bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .



-Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo .







* Nguyên nhân triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất :nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và giòng họ , rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc .







II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858-1873







1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ:





- Đà Nẵng :nghĩa quân phối hợp với triều đình để chống giặc .



- Khi Pháp đánh Gia Định , nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)



- Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước .



- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .



Lịch Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪNĂM1858-1873



Hình :nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).



Lịch Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪNĂM1858-1873



2.Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ:





* Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế , Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long , An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn ( 6-1867 ) .



* Nhân dân Nam Kỳ quyết tâm chống Pháp :



-Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc .



- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .



-Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho .



-Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá )







* Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Huấn Nghiệp,Phan Văn Trị .







* Nhận xét:



-Triều Huế sợ giặc , bạc nhược , ký Hiệp ước cầu hòa , triệt thóai lực lượng kháng chiến .



-Nhân dân cương quyết chống giặc ,sau 1862 ,phong trào nhândân chống Pháp có tính độc lập với Triều đình như Trương Quyền ,Phan Tôn,Phan Liêm , Nguyễn Hữu Huân ,Nguyễn Trung Trực .



Lịch Sử 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪNĂM1858-1873



Lược đồ Chiến trường Nam Kỳ





, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Mỗi người đều tạo lấy lực lượng và số phận của chính mình.
Ngạn ngữ Pháp
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên