80s toys - Atari. I still have

Lịch Sử 8 -Bài 26- PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONGNHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX



Sử 8 -Bài 26- PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX (phần hai )Bãi sậy -Hương Khê

Lịch Sử 8 -Bài 26- PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONGNHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX



Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy





2. Khởi nghĩa Bãi Sậy -1883-1892:



* Lãnh đạo :



-Từ 1883 do Đinh Gia Quế lãnh đạo



-1885 do Nguyễn Thiện Thuật



* Bãi Sậy là 1 vùng lau sậy um tùm thuộc huyện Văn Lâm, Văn Giang , Khoái Châu, Yên Mỹ - Hưng Yên thích hợp với lối đánh du kích linh hoạt.



*Lực lượng :nông dân



* Diễn biến chính :



-1885-1889 thực dân Pháp phối hợp với lực lượng của tay tay sai Hoàng Cao Khải mở cuộc tấn công qui mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân .



-Lực lượng nghĩa quân suy giảm .



-1889 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc .





* Điểm khác nhau giữa Ba Đình và Bãi Sậy :



- Ba Đình có thành lũy, là công sự kiên cố trên mặt đất thiên về phòng thủ bị động.



- Bãi Sậy chỉ bố trí ngầm dưới mặt đất nhiều cạm bẫy nên nghiêng về lối đánh du kích linh hoạt, thời gian tồn tại lâu hơn – 5 năm







*Điểm giống nhau: giữa Ba Đình và Bãi Sậy



-Chống Pháp ,giành đôc lập.



-Bộ phận lãnh đạo là văn thân, sĩ phu yêu nước chống Pháp.



-Lực lượng tham gia khởi nghĩa là nông dân.



-Tinh thần yêu nước chống Pháp quyết liệt .



-Vai trò to lớn của nhân dân .



* Ý nghĩa :



Thể hiện truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta , thà chết chứ không chịu làm nô lệ.



* Nguyên nhân thất bại :



-Thiếu một đường lối kháng chiến đúng đắn.



-Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước nên phong trào đấu tranh vũ trang lần lượt bị thất bại.



-Lực lượng của Pháp rất mạnh ,nên tập trung quân đàn áp dã man .



Lịch Sử 8 -Bài 26- PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONGNHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX



Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy







3.Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895:là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất :



Lịch Sử 8 -Bài 26- PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONGNHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX



Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê







+ Do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo .



+ Căn cứ chính ở Ngàn Trươi , Vụ Quang ( Hương Khê –Hà Tĩnh ) Hoạt động rộng ở 4 tỉnh Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh ,Quảng Bình .



+ Diễn biến :



* 1885-1888: tổ chức , huấn luyện , xây dựng công sự , rèn đúc vũ khí với lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh ,Quảng Bình .



* 1888-1895 :chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch .



* Pháp càn quét , bao vây Ngàn Trươi , Phan Đình Phùng hy sinh 28-12-1895 , nghĩa quân hoạt động thêm một thời gian rồi tan rã .



Lịch Sử 8 -Bài 26- PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONGNHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX



Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê



Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895:là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có bước phát triển cao nhất :



- Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người trung quân ái quốc .



-Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ .



-Qui mô rông lớn , lối đánh linh hoạt.



- Thời gian tồn tại lâu nhất .



- Được đông đảo nhân dân ủng hộ .







* Ý nghĩa của phong trào cần Vương :



-Phong trào Cần Vương là phong trào lớn mạnh , thể hiện truyên thống và khí phách anh hùng của dân tộc ta .



-Tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX .



-Hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào chống chủ nghĩa đế quốc .







* Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương :



-Hạn chế của ý thức hệ phong kiến ( khẩu hiệu Cần Vương ), chỉ đáp ứng phần nhỏ yêu cầu của dân tộc , chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân .



-Hạn chế của người lãnh đạo, chiến đấu mạo hiểm , phiên lưu , chưa tính toán kết quả , chiến lược , chiến thuật sai lầm , thiếu liên hệ , khi thất bại dễ sinh ra bi quan chán nản.



Lịch Sử 8 -Bài 26- PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONGNHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX



Lược đồ căn cứ Hương Khê



Vụ Quang - Ngàn Trươi là hai dãy núi cao, nằm xen giữa các khu đầm lầy, sông suối và những cánh rừng rậm rạp ở phía tây bắc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đây có ba đường bộ: Một đường chạy xuống phía nam, nối liền với Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê và tiếp tục xuôi về tỉnh lỵ Hà Tĩnh; một đường ngược lên phía bắc, nối với dãy núi Đại Hàm và một đường chạy sang phía đông, thông sang Lào.

Khi hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi lập căn cứ chống Pháp, Phan Đình Phùng với tầm nhìn xa trông rộng của một lãnh tụ trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài hơn 10 năm (1885 - 1896), đã nhận thấy rõ địa thế hiểm yếu của vùng Vụ Quang - Ngàn Trươi, nên đã tập trung nghĩa quân xây dựng nơi đây thành trung tâm căn cứ đầu não kháng chiến chống Pháp. Sau này, chính Phan Đình Phùng trong một bài thơ cảm tác khi thắng trận đã viết về vùng núi Vụ Quang - Ngàn Trươi như sau:

“Non rất cao, mà núi rất xanh,

Núi xanh linh hiểm giúp cho mình.

Nếu không, bên ít bên nhiều thế.

Sao đến đầu khe đã hoảng kinh”.


Tại Vụ Quang - Ngàn Trươi, nghĩa quân của Phan Đình Phùng đã xây dựng một hệ thống đồn lũy mang tính chất dã chiến. Các đồn thường được xây dựng gần sông, suối, vừa thuận tiện trong vận chuyển lương thực, vũ khí, lại vừa dễ cơ động chiến đấu. Trên đỉnh núi Vụ Quang, tục gọi là Thanh Lù, cao hơn hẳn các ngọn núi trong vùng, nghĩa quân xây dựng một đồn lũy khá kiên cố gọi là thành Vụ Quang. Đại bản doanh của Phan Đình Phùng đóng ở Vụ Quang với khoảng 500 nghĩa quân trấn giữ. Bên ngoài có các đội nghĩa quân đóng ở làng Trong, Khe Công, Cồn Bội, sẵn sàng chiến đấu theo lệnh của Phan Đình Phùng. Ngoài ra, ông còn cử một đội nghĩa quân tới Trùng Khê - Trí Khê xây dựng thêm đồn trại để hỗ trợ chiến đấu.

Cuối năm 1889, Phan Đình Phùng phát tờ hịch kêu gọi các danh nho hào kiệt và nhân dân đứng lên chống Pháp. Nhiều thủ lĩnh hoạt động ở các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa liền đến hoặc cử người tới Vụ Quang - Ngàn Trươi, nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ kháng chiến của Phan Đình Phùng. Trên cơ sở lực lượng khởi nghĩa lớn mạnh nhanh chóng, Phan Đình Phùng đã thành lập 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 quân, chịu trách nhiệm trông coi một huyện hoặc một tổng, toàn bộ bao trùm bốn tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Riêng Phan Đình Phùng có một đội quân cân vệ 20 người do Nguyễn Mục chỉ huy, thường xuyên liên lạc giữa các đồn trại trong khu vực.

Cùng với việc xây dựng hệ thống đồn lũy, bố trí nghĩa quân đóng giữ và tác chiến, Phan Đình Phùng còn xây dựng chính quyền bí mật bên cạnh chính quyền địch. Chính quyền bí mật của Phan Đình Phùng có nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa quân, huy động lương thực và vân chuyển về căn cứ. Ngoài ra, nghĩa quân dưới sự chỉ huy của viên tướng trẻ tài năng và dũng cảm Cao Thắng còn tự nghiên cứu chế tạo vũ khí, trong đó đã chế được hàng trăm súng trường kiểu 1874 của Pháp.

Dựa vào núi rừng hiểm trở, vào hệ thống công sự kiên cố ở căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi và sử dụng chiến thuật đánh du kích, nghĩa quân của Phan Đình Phùng đã phát động nhiều đợt tác chiến nhằm gây thanh thế, mở rộng khu căn cứ và tiêu hao sinh lực địch, trong đó có nhiều cuộc tập kích táo bạo, đánh hạ nhiều đồn bốt, diệt nhiều toán viện binh, giải thoát nhiều nghĩa quân bị địch giam giữ, giành nhiều thắng lợi giòn giã, khiến cho quân giặc phải nhiều phen kinh hồn bạt vía.

Hoạt động tác chiến mạnh của nghĩa quân làm cho thực dân Pháp hết sức bối rối, lo sợ. Trong những năm 1890 - 1894, chúng đã nhiều lần đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại trước lối đánh du kích của nghĩa quân. Nửa cuối năm 1894, thực dân Pháp bắt đầu huy động lực lượng mở cuộc càn quét lớn vào Vụ Quang - Ngàn Trươi nhằm tiêu diệt nghĩa quân và lãnh tụ Phan Đình Phùng, triệt hạ khu căn cứ, dập tắt phong trào kháng chiến ở miền Trung.

Biết được âm mưu của địch, Phan Đình Phùng chọn thế nước chảy xiết của dòng sông Vụ Quang lập kế “sa nang úng thủy” như chuyện Hàn Tín đánh Sở ngày xưa trong lịch sử Trung Quốc để diệt giặc Pháp. Phan Đình Phùng huy động nghĩa quân chặt gỗ, xây kè, đắp đập ở thượng nguồn, ngăn dòng nước sông Vụ Quang lại; đồng thời thả nhiều khúc gỗ và bố trí phục binh hai bên bờ sông, sẵn sàng đánh địch.

Ngày 26/10/1895, quân địch bắt đầu tiến công nghĩa quân. Đúng lúc địch qua sông, nghĩa quân bất ngờ phá kè trên thượng nguồn. Nước sông bị dồn ứ được tháo đổ ầm ầm như thác, kéo theo những khúc gỗ lao tới tấp vào đội hình quân địch, cuốn trôi giết chết nhiều tên. Những tên cố ngoi lên khỏi dòng nước liền bị súng hai bên bờ bắn xối xả. Kết quả bọn giặc thua to, hơn 100 tên vừa Pháp vừa ngụy, trong đó có 3 sĩ quan Pháp đã phải đền tội.

Sau thất bại nặng nề ở Vụ Quang, giặc Pháp phải thành lập đạo quân tuần tiễu gồm 3.000 quân mở cuộc tiến công lớn vào căn cứ. Ngoài ra, thực dân Pháp còn sai tên Việt gian Nguyễn Thân đem quân đến hỗ trợ và dùng khâm sai Hoàng Cao Khải, người cùng quê với Phan Đình Phùng, viết thư dụ dỗ. Cuối năm 1895, địch tiến công dữ dội vào khu căn cứ, nghĩa quân phải di chuyển quanh ba địa điểm: Vụ Quang, Giăng Màn và Núi Quạt. Hầu như không nơi nào nghĩa quân ở yên được vài ba ngày, vì địch bao vây, truy lùng ráo riết. Đến 28/12/1895, trong một trận giao chiến ác liệt với địch ở núi Quạt, Phan Đình Phùng bị thương nặng và đã anh dũng hy sinh. Đây là tổn thất rất lớn đối với nghĩa quân Hương Khê.

Có thể nói, Phan Đình Phùng là người đã góp phần quyết định sự tồn tại và lớn mạnh của khu căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi nói riêng cũng như phong trào kháng chiến ở miền Trung nói chung. Sau khi Phan Đình Phùng mất, cuộc chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê kéo dài đến năm 1896 thì chấm dứt.

Tuy cuối cùng thất bại, nhưng với thời gian 10 năm oanh liệt chiến đấu, Phan Đình Phùng và nghĩa quân Hương Khê đã viết nên những trang sử kiên cường bất tử. Phan Đình Phùng xứng đáng là anh hùng dân tộc trong phong trào chống Pháp xâm lược nửa cuối thế kỷ XIX.



QĐND



Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập




, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Bạn sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết đi như một bản sao
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên