Sử 7 -Bài 22 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( THẾ KỶ XVI – XVIII) ( phần 2)
Sử 7 -Bài 22 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( THẾ KỶ XVI – XVIII) ( phần 2)
Sử 7 -Bài 22 :SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( THẾ KỶ XVI – XVIII) (phần 2)
Lược đồ địa phận Nam triều- Bắc triều
II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM–BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH- NGUYỄN
1. Chiến tranh Nam Triều và Bắc Triều:
-1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.
-1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều .
-Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng , chiến tranh chấm dứt.
-Đây là cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến, tranh giành quyền lợi và địa vị, đem đến tác hại là kềm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa .
Di tích thành nhà Mạc (Chi Lăng- Lạng Sơn)
Lược đồ địa phận Đàng Trong – Đàng Ngoài
2.Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài .
-Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
-Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa , Quảng Nam đối địch với họ Trịnh , chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn, không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:
+Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền ) là Đàng Ngoài ( Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.
+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)
-Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.
-Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế .
Con người không biết phải làm gì với cuộc đời này, nhưng lại muốn một cuộc đời khác kéo dài mãi mãi. The average man does not know what to do with this life, yet wants another one which will last forever.
Anatole France