1. Hòan cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang( nhà nước thời Hùng Vương ):
-Cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt.
-Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Cả , sông Mã ., thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước .
*Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước .
*Khó khăn là vào mùa mưa nước sông dâng cao gây lũ lụt thiệt hại lớn về người và của.
-Nhà nước Văn Lang ra đời trong hòan cảnh : mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo ; giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt., nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng .
2. Nhà nước Văn Lang thành lập.
-Thế kỷ thứ VII TCN , thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang tài giỏi thống nhất các bộ lạc, đặt tên nước là Văn Lang , tự xưng là Hùng Vương .
-Tổ chức của nhà nước Văn Lang :
+ Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang , đóng đô Văn Lang ( Bạch hạc – Phú Thọ ngày nay ).
+ Cả nước chia thành 15 bộ .
+Đứng đầu nhà nước là vua Hùng Vương,giữ mọi quyền hành .
+Giúp vua cai trị có Lạc Hầu ( tướng văn), Lạc Tướng ( tướng võ ).
+ Đứng đầu các bộ có Lạc tướng.
+ Đứng đầu chiềng chạ là Bồ Chính .
-Tổ chức nhà nước Văn Lang đơn giản , chưa có luật pháp và quân đội.
Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh- Việt Trì – Phú Thọ
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", Bác Hồ đến thăm bộ đội ở đến Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954
Vua Hùng dựng đô ở đất Phong Châu ( Tranh của HungLans Gallery)
Các lạc hầu và lạc tướng thời Vua Hùng.
Vua Hùng thường xuyên thăm hỏi gần gũi với cư dân.
Lễ tạ ơn Thần Đất, Thần Nông cho nhân dân được mùa.
Tục xâm mình của người Việt cổ.
Chống trọi với thiên nhiên
Săn bắt hái lượm là những công việc chính của người Việt cổ xưa.