Old school Swatch Watches

Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)

I Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

- Sau cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới 1929-1933, mâu thuẫn về thuộc địa giữa đế quốc gay gắt , dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối địch nhau là khối Đồng Minh Anh- Pháp –Mỹ và phát xít Đức – Ý – Nhật .



- Chính sách thỏa hiệp của Anh- Pháp-Mỹ đã tạo điều kiện để phát xít Đức- Ý- Nhật châm ngòi cho chiến tranh .



- Anh – Pháp – Mỹ muốn gây chiến tranh nên mượn phát xít tiêu diệt Liên Xô vì Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt .



- Hít -le chiếm Tiệp Khắc (3-1939) .



- Trước thái độ nhân nhượng của Anh – Pháp- Mỹ và chưa đủ sức đánh Liên Xô nên Hít le đánh Châu Âu.



-Ngày 1-9-1939 tấn công Ba Lan nên Anh- Pháp tuyên chiến với Đức , chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ .



Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Lược đồ thế giới trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai .





II. Những diễn biến chính.



1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng tòan thế giới ( 1-9-1939 đến đầu năm 1943).



- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập .



- 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô .



- 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng ; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương .



- 9-1940 Ý chiếm Ai cập , chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới



-Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập .



Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Lược đồ quân Đức đánh chiếm Châu Âu (1939-1941)



2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943à 8-1945



a. Mặt trận Xô và Đức :



- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .



-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .



-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi



-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .



-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .



Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Lược đồ chiến trường Châu Âu và Bắc Phi trong chiến tranh thế giới thứ hai .



Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức ngày 9/5/1945



Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Đức đầu hàng



b. Châu Á – Thái bình Dương :







-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .



-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki



-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .



Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Nhật đầu hàng



*Tính chất của chiến tranh : là chiến tranh đế quốc , phi nghĩa,khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa , bảo vệ tổ quốc , giải phóng nhân loại.



Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Lược đồ Chiến trường Châu Á Thái Bình Dương trong chiên tranh thế giới thứ hai .









3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:







-Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .



-Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .



-Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển .







Lịch Sử 8-Bài 21 - CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)



Nạn nhân của bom nguyên tử ở Hi rô si ma



Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập




, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Đó là tình yêu: Hai con người cô đơn đem lại cho nhau sự an toàn, chạm vào nhau và nói với nhau.
That’s love: Two lonely persons keep each other safe and touch each other and talk to each other.
Rainer Maria Rilke
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên