Lịch Sử 6 -BÀI 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỶ VII – IX
Lịch Sử 6 -BÀI 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỶ VII – IX
Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan 722
1.Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
- Chia lại khu vực hành chính.
- Các châu, huyện do người Hán cai trị.
- Trụ sở đặt ở Tống Bình (Hà Nội), cho xây thành đắp lũy , tăng quân.
- Bóc lột nhân dân:chế độ tô thuế và cống nạp
Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722):
- Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường.
- Khởi nghĩa bùng nổ, chọn căn cứ Sa Nam (Nam Đàn) chiếm được Hoan Châu , liên kết dân Giao Châu và Chăm pa chiếm được thành Tống Bình, ông xưng đế (Mai Hắc Đế).
- Cuối năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa
Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quật cường, căm thù quân đô hộ của nhân dân
Lược đồ khởi nghĩa Phùng Hưng 776-791
3.Khởi nghĩa Phùng Hưng 776 – 791
- Năm 776 Phùng Hưng và Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Tây), nghĩa quân chiếm được thành Tống Bình, được nhân dân hưởng ứng, đã giành được quyền làm chủ vùng đất của mình .
-791, nhà Đường đem quân sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại
Ý nghĩa Thể hiện ý chí quật cường, căm thù quân đô hộ của nhân dân
Đền thờ Mai Hắc Đế trong thung lũng Hùng Sơn (thị trấn Nam Đàn)
Đền thờ Phùng Hưng tại thôn Mông Phụ, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
"Hãy hiểu mình." Nhà triết gia già nói. "Hãy cải thiện mình." Nhà triết gia trẻ nói. Mục đích lớn nhất của chúng ta trong dòng thời gian không phải là lãng phí tài năng và lòng nhiệt huyết vào những thứ bên ngoài mà rồi chúng ta sẽ phải bỏ lại sau lưng. Chúng ta cần nuôi dưỡng bên trong mình tất cả những gì mà chúng ta có thể mang vào cuộc hành trình vĩnh hằng phía trước. "Know thyself," said the old philosopher, "improve thyself," saith the new. Our great object in time is not to waste our passions and gifts on the things external that we must leave behind, but that we cultivate within us all that we can carry into the eternal progress beyond.
Edward Bulwer Lytton