Dưới đây là bài viết phân tích cảm nhận về bài thơ Con cò Chế Lan Viên
“ Cổ tích là chuyện con người
Mẹ là cổ tích suốt đời theo con”
Hai câu thơ như đọng lại bao tình cảm biết ơn chân thành mà thi sĩ đã đúc kết lại khi cảm nhận về người mẹ đáng kính. Mẹ như một câu chuyện cổ tích mà cả đầu và cuối trong câu chuyện, mẹ vẫn bên con và theo con cho tới cuối đường đời. Cổ tích mãi đẹp và hiền hậu như Mẹ, người mang đến cho con những giá trị nhân bản tuyệt diệu nhất trên thế gian này. Một lần nữa, hình ảnh người Mẹ lại khắc sâu vào những mảng nhạy cảm nơi đáy tâm hồn ta thật thiêng liêng cao quý trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu “con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng” gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống…
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:
“Cò trắng đến làm quen
Không ai yêu bạn, nếu bạn chỉ nghĩ đến bản thân mình.
Ngạn ngữ Anh