Phân tích và nêu cảm nghĩ bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh




Dưới đây là bài phân tích và nêu cảm nghĩ bài thơ Quê hương của Tế Hanh


Trong văn học, có biết bao bài thơ viết về quê hương, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Mỗi nhà thơ khi viết về quê hương đều mang một vể đẹp, một tình cảm rất riêng cho mảnh đất thân yêu của mình. Trong số những nhà thơ mà tôi biết, thì Tế Hanh là nhà thơ có cảm xác dạt dào, tha thiết với đất mẹ quê cha.Vì thế mà ông đã viết nên những vần thơ mãnh liệt như có hồn ca ngợi về miền đất nơi ông đã sinh ra. Đó là bài thơ Quê hương. Bài thơ được viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, đang học trung học tại Huế. Nỗi nhớ làng chai,nhớ quê hương thân yêu ở Bình Dương, Quảng Ngãi đã tỏa rộng và thấm sâu vào bài thơ. Bài thơ man mác nhớ thương vơi đầy.









Hai câu thơ đầu, tác giả gợi tả về cái “làng tôi”. Thân mật, tự hào, đầy yêu thương ..đều thể hiện qua hai tiếng “làng tôi” ấy :


“ Làng tôi ở vốn làm nghề chai lưới


Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”


Quê hương là một làng chài, bốn bề sông nước “ bao vây”, một làng nghèo thuộc duyên hải miền Trung “ cách biển nửa ngày sông”. Con sông mà nhà thơ nhắc tới là con sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn, phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi.Giọng điệu tâm tình, một cách nói chân quê, dân dã dã vừa cụ thể, vừa trừu tượng nghe màdịu ngọt.


Sáu câu thơ tiếp theo là hồi tưởng lai một nét đẹp của quê hương : cảnh làng chai ra khơi đánh cá. Kỉ niệm về quê hương như được lọc qua ánh sáng tâm hồn. Một ánh bình minh đẹp ra khơi có “gió nhẹ”, có “ánh mai hồng”, có những chàng trai cường tráng, khỏe mạnh “ bơi thuyền đi đánh cá”. Cảnh đẹp sáng trong, giọng thơ nhẹ nhàng thể hiện khung cảnh và niềm vui của làng chai trong buổi xa khơi:


Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng


Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.


Tiếp đến, một loạt hình ảnh so sánh , ẩn dụ mới mẻ về con thuyền, mái chèo và cánh buồm..Tuấn mã là chú ngựa tơ, đẹp, phi nhanh. Ví chiếc thuyền “ nhẹ hăng như con tuấn mã”, tác giả đã tạo nên một hình ảnh trẻ, ỏe, trẻ trung, diễn tả khí thế hăng hái, phấn khởi lên đường.Chữ “ hăng” dùng rất hay, rất thích đáng, nó liên kết với các từ ngữ “ dân trai tráng” và “ tuấn mã” hợp thành tính hệ thống, một vẻ đẹp của văn chương. Mái chèo như những lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống nước, “phăng” một tiếng đầy mạnh mẽ, đưua con thuyền “ vượt trường giang”. Sau hình ảnh chiếc thuyền,mái chèo, là hình ảnh “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” – hình ảnh đẹp biểu trưng cho nét hồn hậu của làng quê chài lưới.”Giương” có nghĩa là căng lên đón gió ra khơi. So sánh “cánh buồm” to như “ mảnh hồn làng” là rất hay và đặc sắc. Cánh buồm to biểu tượng cho hình bóng và sức sống Quê hương.Nó là tượng trưng cho sức mạnh, lao động sáng tạo,ước mơ về ấm no hạnh phúc quê nhà. Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển khơi của đoàn trai tráng đang hừng hực khí thế. Cánh buồm đó mạnh mẽ “ rướn thân trắng bao la thâu góp gió”, tạo nên một hình ảnh thật đẹp, mang đậm cảm hứng lao động và cảm hứng vũ trụ. Cánh buồm được nhân hóa. Ba chữ “ rướn thân trắng” gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng, gắng sức quyết tâm lên đường. Đây là khổ thơ xuất sắc tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, tự hào ca ngợi sức sống của làng chài thân thương:



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Được hạnh phúc cho thời điểm này.
Thời điểm này là cuộc sống của bạn.
Be happy for this moment. This moment is your life.
Omar Khayyam
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

XtGem Forum catalog