XtGem Forum catalog

Phân tích phần trích từ “Huống chi ta cùng các ngươi” đến “ta cũng vui lòng ” trong bài “Hịch tướng sĩ’’ để thấy được lòng nồng nàn yêu nước của người anh hùng Trần Quốc Tuấn




Dưới đây là bài phân tích phần trích từ “Huống chi ta cùng các ngươi” đến “ta cũng vui lòng ” trong bài “Hịch tướng sĩ’’ để thấy được lòng nồng nàn yêu nước của người anh hùng Trần Quốc Tuấn.


 









Trần Quốc Tuấn (1232 – 1300) là vị anh hùng dân tộc, văn võ toàn tài. Tên tuổi ông trường tồn cùng “Hịch tướng sĩ” và chiến công Bạch Đằng giang bắt sống Ô Mã Nhi và tiêu diệt hàng vạn giặc Mông cổ.


 Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng năm 1283 -1284 trước khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 nổ ra (1285). Bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng. Đoạn văn dưới đây trích trong phần 2  Hịch tướng sĩ”:


“Huống chi. ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan… Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau… nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.



  1. Đoạn văn thứ nhất cho thấy tầm nhìn sâu rộng và cảnh giặc của vị Tiết chế thống lĩnh đời Trần. Tổ quốc Đại Việt lâm nguy trước họa xâm lăng, tướng sĩ cùng chung hoạn nạn: “sinh phải thời hoạn nạn, lớn gặp buổi gian nan”. Một tiếng nói gan ruột, san sẻ. Cay đắng, gian khổ, vinh nhục…, “ta cùng các ngươi” đều chung chịu nếm trải có nhau. Hình ánh bọn sứ giặc Mòna cổ bộc lộ bản chất hống hách, tham lam vô độ. Các ẩn dụ so sánh: “lưỡi cú diều”, thân dê chó”, “hổ đói”, các hành động như: “đi lại nghênh ngang ngoài đường”, “sỉ mắng triều đình”, “bắt nạt tể phụ”, “đòi ngọc lụa”, “thu bạc vùng”, “vét cùa kho” đã vạch trần bộ mặt ghê gớm cùa Hốt Tất Liệt, Vàn Nam Vương, cúa bọn sứ giặc. Chúng có dã tâm cướp nước ta, bóc lột dã man nhân dân ta. Trần Quốc Tuấn đã chi cho tướng sĩ thấy rõ bộ mặt tham lam, tàn bạo của chúng. Khoanh tay nhìn sứ giặc hoành hành là tui vạ. Mất cảnh giác là chết, bởi lẽ: “Thật khác nào như đem thịt mà môi hô’ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!” Có yêu nước nồng nàn, có nhìn thấy tim đen giặc Nguyên Mông mới có cái nhìn sâu sắc và cảnh giác như thế !

  2. Đoạn văn thứ hai, vị Tiết chế thổ lộ nỗi lòng và quyết tâm của mình với tướng sĩ. Trước họa xâm lăng, vận mệnh của Tổ quốc nghìn cân treo sợi tóc, người anh hùng thời loạn “quên ăn”, “vỗ gối” (trằn trọc, thao thức), “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa“cay đắng, tủi nhục biết bao. Lòng căm thù cháy bỏng về thù nước, về nợ non sông chứa chất, sôi sục trong lòng, “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da. nuốt gan, uống máu quân thù”. Trần Quốc Tuấn đã dùng cách nói cụ thể đầy ấn tượng để biểu thị một thái độ quyết không dung tha lũ giặc phương Bắc. Câu văn chia thành nhiều vế đối nhau tạo cho giọng văn đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn:


“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù”.


Tiếng hịch cất lên như một lời thề quyết chiến. Người anh hùng thuở “Binh Nquyên ” sẵn sàng xả thân trên chiến địa để trả nợ non sông: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghi 11 xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. ‘’Trăm thân” “nghìn xác” là cách nói thậm xưng biểu thị một khí phách anh hùng, một tư thế chiến đấu làm liệt vô song. “Phơi ngoài nội cỏ”, ‘‘gói trong da ngựa”, chỉ sự hy sinh oanh liệt trên chiến trường. Bốn chữ ta cũng vui lòng” thể hiện niềm hạnh phúc to lớn của người anh hùng thời loạn được hiến dâng xương máu cho độc lập tự do của Tổ quốc Đại Việt.


Đọc “Hịch tướng sĩ” hầu như ai cũng nhớ, cũng thuộc đoạn văn này. Đoạn văn đã biểu lộ một cách sâu sắc lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuân. Đó là lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không dung tha quân xâm lược, là tinh thần quyết chiến, hi sinh để bảo vệ TỔ quốc.


Tác giả đã sử dụng cách viết ước lệ tượng trưng, cách diễn đạt bằng phép đối, bằng so sánh và thậm xưng giàu biểu cảm, làm cho giọng văn đanh thép, hùng hồn.


Đọc đoạn văn trên đây, ta càng hiểu sâu hơn câu nói của Trần Quốc Tuấn:  Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu thần”.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Nói đơn giản, Hỗn loạn là luật của tự nhiên. Trật tự là giấc mơ của con người.
In plain words, Chaos was the law of nature Order was the dream of man.
Henry Brooks Adams
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên