ĐỀ BÀI: Hãy chứng minh rằng: trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị nghi oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh rẻ.
BÀI VIẾT
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính – một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị nghi oan mà còn mang nổi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ.
Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không môn đăng hậu đối ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan hại chồng của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lí gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng dao để cắt sợi râu mọc ngược của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được.
Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đẳng sau cái hình thức ấy, thực sự có một li do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ồng):
… Lấy vợ cho con thì phài kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà!
Giông phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Người đời có năm điều bất hiếu: Lười biếng không chịu làm để nuôi cha mẹ là một bất hiếu; hay đánh bạc không trông nom nuôi cha mẹ là hai bất hiếu; tham của để riêng cho vợ không đoái hoài đến cha mẹ là ba bất hiếu; ham mê thanh sắc điếm nhục đến cha mẹ là bốn bất hiếu; hăng hái đánh nhau để điếm nhục đến cha mẹ là năm bất hiếu.
Mạnh Tử