ĐỀ BÀI: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
BÀI VIẾT
Đối với mỗi con người, việc đến trường để được trang bị kiến thức về đạo đức và tri thức là vô cùng cần thiết, ở đó, thầy cô sẽ chỉ bảo cho ta nhiều điều hay lẽ phải và dạy cho ta những tri thức cơ bản về khoa học. Song nếu chỉ học ở nhà trường thôi thì chưa đủ bởi chúng ta cũng chỉ học hơn mười năm ở trường còn đâu chúng ta phải tự mình sống trong xã hội. Vậy nên để có thể vững bước trên đường đời chúng ta cần học hỏi thêm những điều hay lẽ phải trong cuộc sống thường ngày. Bởi vậy, tục ngữ đã có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu tục ngữ chính là một lời khuyên nếu ai đó muốn trờ thành một con người hoàn thiện toàn diện.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, vế thứ nhất Đi một ngày đàng chỉ hành động đi trong một ngày của con người tức đi ra ngoài xã hội, đi đến những nơi khác mà nơi đó cũng là trường dạy ta được chứ không phải chỉ hoạt động đi tới trường của mỗi người. Còn vế thứ hai, học một sàng khôn là chỉ kết quả thu được sau một ngày đi đến nơi mới đó. Khái niệm sàng ở đây muốn nói đến cái nhiều của một ngày đi dến môi trường học mới. Cái sàng là cụ thể hoá sức chứa của cái khôn.
Như ta đã biết, trường học là nơi dạy ta những tri thức khoa học mang tính chất cơ bản và thầy cô dù có muốn chỉ bảo cho ta thật nhiều điều thì thời gian cũng rất là hạn chế. Trong khi đó, hàng ngày và những dịp nghỉ hè ta có thể đi đến nhiều nơi khác. Hãy tận dụng những cơ hội đó để thực hành những tri thức thầy cô đã dạy, hơn nữa đó chính là môi trường để ta học hỏi thật nhiều điều, giúp ta có cái nhìn khách quan chân thật về cuộc sống hơn. Bởi khi ta trực tiếp đi trên đường, tận mắt chứng kiến cuộc sống đang diễn ra quanh mình: đó là cảnh chú công an giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường phố, bác công nhân đang miệt mài xây dựng công trình, những bà những chị đang mua bán, đâu đó còn có tiếng cãi vã, tiếng kêu của ai đó khi mải mua hàng bị kẻ cắp lấy trộm đồ,… Tất cả những cảnh đó đều gợi cho ta những suy nghĩ về cuộc sống đó là luật pháp, luật lệ, là lao động, là những phức tạp… để từ đó ta nhận ra mình cần phải tuân thủ luật giao thông nếu không muốn trở thành kẻ vi phạm giao thông, rồi ở những nơi đông người cần cảnh giác không sẽ bị mất cắp. Và ta còn thấy trên đường còn có cụ già lẩy bẩy đang khó khăn mãi mà chưa sang đường được, lúc đó ta sẽ vội vã chạy đến giúp cụ sang đường, như vậy là ta đã làm được việc tốt. Và ở kia còn có người cho đứa bé ăn xin một nghìn đồng, cảnh đó giúp ta hiểu rằng cuộc sống tuy phức tạp nhưng còn có rất nhiều người tốt.
Những cái nhìn, những nhận xét đó chính là bài học cho tính thận trọng, lòng yêu thương biết chia sẻ, giúp đỡ những ngưừi gặp cảnh khó khăn, vất vả.
Hơn thế, môi trường xã hội giúp ta có cái nhìn khách quan hcm về bàn thăn mình. Nhiều người luôn tự hào rằng ỏ lớp này ta học giỏi nhất lớp nhưng nếu được đi ra ngoài ta thấy rằng có bạn còn giỏi hơn nhiều họ như đạt giải Toán học, Vật lí quốc tế. Vậy khi nhận thức được điều đó, người ta thấy rằng mình cần cố gắng hơn và đừng vội vã bằng lòng với những gì mình đã đạt được. Từ đó ta sẽ nhận thấy cuộc sống quả có bao điểu thú vị mà ta cần mở lòng ra để đón nhận.
Trong sách vở thường ca ngợi phong cảnh đất nước con người Việt Nam. Vậy nên nếu có điều kiện ta nên đến thăm phong cảnh đất nước để hiểu thêm về nét đẹp đó đồng thời trên con đường ta đi ta sẽ lại bắt gặp những điều hay điều tốt để bổ sung thêm vào túi khôn của mình. Chẳng hạn, nếu có dịp đi vịnh Hạ Long bạn sẽ có thể biết thêm một cảnh đẹp của đất nước và bạn sẽ dễ dàng viết được bài vãn hay khi cô giáo cho đề là: Em hãy miêu tả lại một cành đẹp mà mình biết. Như vậy những chuyến thật sự bổ ích đối với mỗi người.
Và tất cả những gì ta thu lượm được trên đường đi sẽ là nguồn kiến thức vô cùng quý giá giúp ta trường thành hơn trong cuộc sống sau này. Chẳng hạn một hành động đẹp gây ấn tượng ta có thể học hỏi và vận dụng còn những việc làm xấu ta sẽ tránh, để từ đó ta tự hoàn thiện nhân cách của mình hơn.
Nếu anh muốn được yêu, hãy thể hiện nhiều khiếm khuyết hơn đức hạnh.
If you wish to be loved, show more of your faults than your virtues.
Edward Bulwer
Lytton