Lịch Sử 7 -Bài 28 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII- NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.
Lịch Sử 7 -Bài 28 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII- NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.
Sử 7 -Bài 28 :SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII- NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.
I. VĂN HỌC , NGHỆ THUẬT .
1. Văn học :
Văn học dân gian phát triển phong phú, nhiều thể lọai, phản ảnh cuộc sống tâm tư, nguyện vọng , đặc biệt văn học Nôm phát triển đến đỉnh cao:
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du - phản ảnh bất công và tội ác của xã hội phong kiến .
+Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của bà Đòan thị Điểm : bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ.
+ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều .
+ Thơ của Bà Huyện Thanh Quan : ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà .
+Thơ Hồ Xuân Hương châm biếm , đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời , bênh vực quyền sống của người phụ nữ,
+ Thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, truyện Nôm khuyết danh .
2. Nghệ thuật:
-Văn nghệ dân gian phát triển phong phú :
* Sân khấu, tuồng, chèo, hát quan họ, trống quân.
* Tranh dân gian: tranh Đông Hồ thể hiện tinh thần thượng võ , cuộc sống lao động giản dị , ấm no, truyền thống hào hùng .
-Kiến trúc : chùa Tây Phương , chùa Hương Tích , cung điện ,lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế , Khuê văn Các ở Văn Miếu – Hà Nội.
-Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng như 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương , 9 đỉnh đồng lớn ở Huế . Năm 1993 UNESCO công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới .
Toàn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế
Tranh Đông Hồ.
Tây Phương .
II. GIÁO DỤC , KHOA HỌC, KỸ THUẬT.
1. Giáo dục , thi cử :
-Thời Tây Sơn : vua Quang Trung ra Chiếu lập học. chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử , mở trường công, đưa chữ Nôm vào thi cử .
-Nhà Nguyễn : Quốc Tử Giám đặt ở Huế lấy con em quan lại , những người học giỏi vào học ; lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, Thái Lan.
2. Sử học, địa lý, y học :
* Lịch sử , địa lý :
+ Đại Việt sử ký tiền biên.
+ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương mục .
+ Đại Nam thực lục, Đại Nam Liệt truyện .
+ Nhà bác học Lê Quý Đôn : Đại Việt Thông Sử , Phủ Biên Tạp Lục ;Kiến văn tiểu lục , Vân Đài lọai ngữ .
+ Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tỉnh : “Gia Định Tam Gia” là học trò của Võ Trường Toản.
+ Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh .
3. Những thành tựu về kỹ thuật: được mở rộng như làm đồng hồ , kính thiên lý , chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước , tàu thủy chạy bằng hơi nước , chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhân dân ta , nhưng không được nhà nước khuyến khích .
Sự giàu sang như cái nhà trọ, chỉ có người cẩn thận thì mới ở được lâu. Sự nghèo hèn như cái áo rách, chỉ có người cần kiệm mới thoát khỏi được.
Khuyết danh