Teya Salat

Lịch Sử 6- Bài 26 - CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦAHỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG



Sử 6- Bài 26 - CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG



1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hòan cảnh nào?



- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu, lợi dụng tình hình này, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.



- Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình và tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.



- Đầu năm 906, vua Đường buộc phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ .



- Năm 907, Khúc Hạo lên thay, đã thực hiện nhiều cải cách nhằm phát triển đất nước:



+ Đặt lại khu vực hành chánh.



+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.



+ Xem xét và định lại mức thuế .



+ Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời bắc thuộc .



+ Lập lại sổ hộ khẩu .



Mục đích :xây dựng chính quyền độc lập dân tộc, chứng tỏ đất nước đã giành được quyền tự chủ



Lịch Sử 6- Bài 26 - CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦAHỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG


Lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất 930-931





2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Hán ( 930-931).



-Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay.



-Năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.



-Khúc Thừa Mỹ chống cự không nổi bị bắt về Quảng Châu.(Trung Quốc ), nhân cơ hội đó Nhà Hán đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).



-Năm 931, Dương Đình Nghệ từ Thanh Hóa tấn công ra Bắc và chiếm được Tống Bình.



-Quân Nam Hán bị đánh tan, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.



Lịch Sử 6- Bài 26 - CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦAHỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG






http://violet.vn/diepdoan/entry/edit/entry_id/1174588- Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo



http://violet.vn/diepdoan/entry/show/cat_id/238619/entry_id/499135 - Dương Diên Nghệ



Tham khảo :



Những cải cách của Khúc Hạo.



a. Bối cảnh lịch sử



- Tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. NhàHậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”. Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc..



- Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, “an cư lạc nghiệp” là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi.



b. Nội dung cải cách



- Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi”.



- Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách “An Nam chí nguyên”, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.



c. Tác dụng



- Thành công và hiệu quả lâu dài của cải cách là đem lại sự vững vàng và ổn định cho đất nước. Đối nội là củng cố và phát huy được quyền độc lập tự chủ. Đối ngoại chống lại được mọi kẻ thù, giữ được chính quyền trong mấy chục năm, tạo tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển của đất nước. - Nếu sau các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục... trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị bọn xâm lược quay lại thống trị, thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách của họ Khúc đã mở đầu cho một quá trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được độc lập dân tộc.



Triều đại họ Dương (931 - 937)



* Lý lịch xuất thân:

Dương Đình Nghệ (cũng có sách viết là Dương Diên Nghệ, có lẽ vì trong Hán tự, mặt chữ Đình và chữ Diên gần giống nhau nên nhầm lẫn mà ra), quê ở làng Ràng, xã Dương Xá, nay thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá, sinh năm nào không rõ. Dưới thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ vừa là hào trưởng của đất Dương Xá. vừa là một trong những bộ tướng của họ Khúc.





* Sự nghiệp chính trị:

Khi quân Nam Hán xâm lược và đô hộ nước ta, Dương Đình Nghệ quyết chí nổi dậy giành độc lập. Sử cũ cho biết, ông nuôi đến 3000 nghĩa tử (con nuôi) trong nhà, đồng thời, ra sức hiệu triệu hào kiệt bốn phương hợp sức xướng nghĩa. Những nhân vật nổi tiếng đương thời như: Ngô Quyền ở Phong Châu (nay thuộc Sơn Tây, Hà Tây), Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình)… đều theo về với Dương Đình Nghệ.





Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân ra quét sạch bọn đô hộ Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ. Ông tự xưng là tiết độ sứ, cử Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu.





Tháng 4 năm 937, Dương Đình Nghệ bị một bộ tướng, cũng là con nuôi của ông giết chết để giành quyền. Kẻ phản bội đó là Kiều Công Tiễn. Đất nước đứng trước một nguy cơ nghiêm trọng mới.





Dương Đình Nghệ cầm quyền được 7 năm, thọ bao nhiêu tuổi không rõ.



Nguyễn Khắc Thuần - Thế thứ các triều vua Việt Nam

Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập





, , , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Có những chân lý không dành cho tất cả mọi người, không dành cho tất cả mọi thời đại.
There are truths which are not for all men, nor for all times.
Voltaire
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên