Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học.




Đề bài: Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học.


Array
Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học.

BÀI LÀM









Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử chống xâm lăng. Ông cha ta mất đi còn truyền lại cho cháu con thanh gươm báu in đậm dấu ấn của lịch sử oai hùng đó. Con người Việt Nam chúng ta đã trân trọng cầm thanh gươm ấy để anh dũng chống lại mọi thế lực hung bạo để giành lại quyền sống cho dân tộc mình. Từ trong đêm đen điêu tàn của khổ đau, con người Việt Nam luôn luôn vươn tới, rũ bùn để đến với ngày mai chói lòa tươi đẹp. Hình ảnh con người Việt Nam với sức sông mãnh liệt tuyệt vời ấy đã được văn học phản ánh khá rõ nét và sáng tạo. Giờ đây, dù đọc lại văn học của giai đoạn lịch sử nào chúng ta cũng thấy hình ảnh của con người Việt Nam hiện ra thật đẹp với sức sống thật mãnh liệt dồi dào. Sức sống ấy tưởng không có gì dập tắt nổi, nó như đài hoa sen mọc từ bùn lầy mà cái hương, cái dáng vẻ thật cao đẹp biết bao. Có thể nói cái hương vị ngọt ngào, mãnh liệt của đài hoa sen ấy, của sức sống ấy của con người Việt Nam mãi mãi lan tỏa đến chúng ta và mọi thế hệ mai sau.


Con người Việt Nam ngay lừ lúc sinh ra phải đương đầu với biết bao thế lực hung hãn: nào hạn hán, lũ lụt, nào thú dữ … khó khăn, nguy nan, bao phen tưởng dân tộc này không thể tồn tại được. Nhưng, kì lạ thay, con người Việt Nam ấy lại là những con người chứa đựng một sức sống mãnh liệt chưa từng thấy. Ngay từ xưa, sức sống ấy đã được biểu hiện rất rõ qua những câu chuyện cổ tích đầy tính chất kì ảo, qua những câu ca dao ngọt ngào tình tứ, qua những câu tục ngữ cô đọng … Con người Việt Nam ngày nay, ai mà không thấm sâu trong lòng hình ảnh cô Tấm ngày xưa. Đối với con người Việt Nam, cô Tấm là một hình ảnh đẹp của lòng nhân đạo, của đức thủy chung, của nết hay lam hay làm … Vậy thì sức sống ấy biểu hiện ở đâu? Phài chăng chính là những cây xoan đào, những cây thị, cái khung cửi, rồi trở lại cô Tấm xinh đẹp ngày xửa … Đúng, biết bao lần cô Tấm ngoan ngoãn ấy bị vùi đập, bị giết chết bởi mụ dì ghẻ ác nghiệt kia,, chúng ta tưởng như không bao giờ cô sống lại. Vậy mà, kì lạ sao, cứ sau mỗi lần ấy, cô Tấm lại vươn lên mặc dù ở mọi hình thức: lúc biến thành cây xoan, lúc biến thành quả thị. Nhưng chúng ta khẳng định một điều: Tấm không bao giờ chết. Đó, sức sống mãnh liệt của Tấm là ở chỗ đó, luôn luôn vươn lên trên hiện thực đen tối để chiến thắng hiện thực ấy. Tâm hồn con người Việt Nam là như thế đó, nói sao cho hết lòng yêu đời, tin tưởng ở mình trong hình tượng cô Tấm ngày xưa. Có lẽ mỗi chúng ta, ai mà không rung động trước vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh lao động ngày xưa:


Hỡi cô tát nước bên đàng


Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi


Một phong cảnh lao động rất nên thơ và thắm đượm tình người! Nhưng có lẽ ai mà không biết được đó chỉ là một đêm trăng bình thường và cô gái lợi dụng ánh trăng để tát nước, vất vả lắm chứ! Nhưng con người Việt Nam chẳng những không muốn nói nỗi khổ đó ra mà còn tạo nên một cảnh đẹp nên thơ, chính vì trong tâm hồn họ tràn đầy một tình yêu cuộc sống, tràn đầy một niềm tin vào cuộc sống vào con người. Độ chẳng phải là sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam đó sao? Chúng ta cũng không quên hình ảnh người anh hùng làng Gióng ngày xưa trong truyện cổ “Thánh Gióng”. Đứa trẻ lên ba mà vẫn chưa biết nói cười, nhưng khi biết nói thì tiếng nói đầu tiên lại là tiếng nói yêu nước, tiếng nói đòi xông ra giết giặc cứu nước. Không phải ngẫu nhiên mà văn học dân gian có được hình tượng ấy, có lẽ hình tượng Thánh Gióng là hình ảnh kết tinh của truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông chúng ta từ rất lâu rồi. Mỗi khi có giặc đến xâm lăng là một lần chúng ta, những con người Việt Nam lại xông ra giết giặc cứu nước, cứu nhà. Bởi vậy nên thanh gươm báu ấy của cha ông chúng ta đã bao lần nhuốm đỏ máu quân thù. Tinh thần quật khởi chống xâm lăng đã trở thành một trong những truyền thống quý báu của dân tộc, của con người Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử. Truyền thống ấy cũng là một trong những biểu hiện hùng hồn nhất của sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam cũng càng tỏ ra có sức sống mãnh liệt bấy nhiêu. Chúng ta hãy đến với tiếng kêu thương của Thúy Kiều, nhưng chúng ta cũng đến với người anh hùng Từ Hải: “Chọc trời khuấy nước, mặc dầu; Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, hình ảnh Từ Hải là biểu tượng đẹp nhất của con người trong xã hội có giai cấp mà Nguyễn Du đã xây dựng nên. Đó là mẫu người lí tưởng của chế độ xưa, là con người tập trung nhiều nhất lòng nhân đạo, anh hùng và công lí. Từ Hải đã đưa Thúy Kiều từ thân phận “ gái lầu xanh” sang địa vị một phu nhân có quyền phán xét. Đó là mong ước của Nguyễn Du nhưng đó cũng là mơ ước của bao nhiêu người khác nữa về một xã hội tốt đẹp. Ngay cả việc Thúy Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để tìm đến với Kim Trọng, tìm đến tình yêu cũng là một biểu hiện đẹp của sức sống trong con người Việt Nam dưới chế độ phong kiên cũ. Không chịu sống ràng buộc trong khuôn khổ của chế độ, người phụ nữ đã tự vùng lên hòng thoát khỏi bàn tay ấy của cường quyền bạo ngược giành lấy một tình yêu chân chính, tự do của tuổi xuân, Hồ Xuân Hương cũng có lần tâm sự:


Phận đây ví đổi làm trai được


Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu


cũng là để nói lên mong ước ấy, sức sống ấy.



, , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Khi tâm trạng không vui đừng làm gì điên rồ mà hãy chọn một giấc ngủ vì đó là thứ êm ái nhất.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

XtGem Forum catalog