Sử 9- 28:XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ,ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ..
Sử 9- 28:XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ,ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ..
Sử 9- 28:XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ,ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965).Phần 3
IV. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT , KỸ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA X HỘI (1961-1965) .
Mùa thu năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tại Thủ đô Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ( 9- 1960)
a. Hoàn cảnh :
- Đại hội diễn ra tại Hà Nội từ 5-12 đến 12-9-1960 .
- Giữa lúc CMXHCN ở miền Bắc giành thắng lợi to lớn trong cải tạo và phát triển kinh tế .
- CMDTDCND ở miền Nam có bước tiến nhảy vọt từ “Đồng Khởi”.
b. Nội dung :
+ Miền Bắc thực hiện Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa .
+ Miền Nam thực hiện Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân.
+ Mục tiêu nhiệm vụ chung của cả hai miền là thực hiện hòa bình , thống nhất đất nước
+ Xác định phương hướng ,nhiệm vụ ,mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1961-1965.
+ Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất .
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất : 1961-1965 .
a. Phương hướng nhiệm vụ :
-Ra sức phát triển công nông nghiệp .
-Đẩy mạnh cải tạo XHCN.
-Củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
-Cải thiện đời sống nhân dân.
- Củng cố quốc phòng
b. Thành tựu
* Công nghiệp : công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93,1% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc .
Nhà máy dệt 8-3 được xây dựng và khánh thành năm 1965
Năm 1960, khu Thượng Đình đã có 3 nhà máy: Cao su Sao vàng, Thuốc lá Thăng Long và Xà phòng Hà Nội do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng
* Nông nghiệp :phát triển nông , lâm trường quốc doanh ,áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
* Thủ công, thương nghiệp , giao thông vận tải đều phát triển .
* Văn hóa, giáo dục , y tế : phát triển
* Miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương cho miền Nam cả về vật chất (như vũ khí , đạn dược , thuốc men …) và về nhân sự ( các đơn vị vũ trang , cán bộ quân sự , chính trị , y tế , giáo dục …)
V.MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT “ CỦA MỸ
( 1961-1965) .
1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam 1961-1965.
Am mưu và thủ đoạn của Mỹ :
“Dùng người Việt đánh người Việt”, nhằm chống lại phong trào cách mạng
- Là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ,sử dụng quân đội tay sai do cố vấn Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, tranh bị kỹ thuật , phương tiện chiến tranh của Mỹ .
- Gom dân , lập ấp chiến lược, nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp , xã, tách nhân dân ra khoi cách mạng , tiến tới nắm dân, bình định miền Nam .
- Tiến hành những cuộc hành quân càn quét , phá hoại miền Bắc , phong tỏa biên giới , vùng biển để ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản vào miền Nam .
Ấp chiến lược
Phá “ấp chiến lược”, khiêng nhà về làng cũ
2. Quân dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ .
- Ngày 20-12-1960 Mặt trận Dân Tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập , dưới ngọn cờ của MT DT GP MN VN quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh bằng ba mũi tiến công trên cả ba vùng chiến lược .
- Năm 1962 ta đánh bại nhiều cuộc hành quân của địch vào chiến khu D , căn cứ U Minh, Tây Ninh .
- Ta phá “bình định” và phá “ấp chiến lược” của Mỹ-Diệm.
- 2-1-1963 ta thắng trận Ấp Bắc
- Tại các đô thị , nhân dân miền Nam phản đối chế độ Ngô Đình Diệm:
+ Tăng ni Phật Tử Huế biểu tình (8-5-1963).
+ Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (11-6-1963) .
+ 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình (6- 1963)
+ Mỹ Giật dây Dương Văn Minh đảo chính lật đổ Diệm -Nhu (11-1963).
+ Ta chiến thắng ở Bình Giã - Bà Rịa tiêu diệt nhiều tên địch và làm phá sản Chiến tranh đặc biệt”.
* Ý nghĩa : Tạo điều kiện thuận lợi đưa kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi.
Sơ đồ trận Ấp Bắc ngày 2-1-1963.
Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (11-6-1963) .
Sự phong phú tuyệt diệu của trải nghiệm sẽ mất đi đôi chút phần thưởng niềm vui nếu không có giới hạn để vượt qua. Thời khắc lên tới đỉnh núi sẽ chẳng tuyệt vời được bằng một nửa nếu không phải đi qua những thung lũng tối tăm. The marvelous richness of human experience would lose something of rewarding joy if there were no limitations to overcome. The hilltop hour would not be half so wonderful if there were no dark valleys to traverse.
Helen Keller