XtGem Forum catalog

Lịch Sử 9 – Bài 19 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935.



Sử 9 – Bài 19 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935.

Lược đồ Cao trào cách mạng 1930-1931



I. Việt Nam trong thời kỳ khủng hỏang kinh tế thế giới ( 1929-1933)



Lịch Sử 9 – Bài 19 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935.





* Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 lan nhanh sang các thuộc địa trong đó có VN:



-Nông nghiệp , công nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn , giá cả đắt đỏ .



-Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ , hạn hán lũ lụt .



* Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh:



-Ảnh hưởng nặng của khủng hỏang kinh tế thế giới ( 1929-1933).



-Chính sách bóc lột (tăng thuế) ,khủng bố ,đàn áp dã man của Pháp.



-Đ CSVN ra đời tập hợp nhân dân đấu tranh.



Lịch Sử 9 – Bài 19 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935.



Lược đồ Phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh



II.Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh .



a.Dưới sự lãnh đạo của Đảng , phong trào đấu tranh phát triển mạnh trên toàn quốc ( 1930-1931) đạt đến đỉnh cao đó là Xô Viết Nghệ Tĩnh .



-2-1930 , 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công.



-4- 1930 bãi công ở Nam Định , Bến Thủy, Hải Phòng , Sài gòn …



-1-5-1930 ngày Quốc tế Lao Động , mít tinh, bãi công ở nhiều nơi , xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng tại Hà Nội , Hải Phòng , Nam Định , Bến Thủy , Sài gòn , Chợ Lớn ….



-9-1930 phát triển mạnh tại Nghệ Tĩnh.



Lịch Sử 9 – Bài 19 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935.

Lược đồ Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh 1930-1931







b.Phong trào ở Nghệ -Tĩnh mạnh nhất đạt tới đỉnh cao ( 9-1930) .



Xem bản đồ trang 44 :



Căn cứ CM : huyện Thanh Chương ( Nghệ An ) .



Nơi công nhân biểu tình : Vinh.



Nơi nông dân biểu tình : Nam Đàn , Hưng Nguyên, Can Lộc….



Địa phương lập chính quyền Xô Viết cấp xã : Quỳnh Lưu , Diễn Châu , Nghi Lộc , Nam Đàn , Hưng nguyên.



Nơi cơ quan tỉnh ủy đóng : Thanh Chương…



- Như vậy khởi nghĩa lan rộng khắp nơi



-Chính quyền phong kiến tay sai bị tan rã .



-Các tổ chức Đảng ở Địa phương ( Ban chấp hành nông hội xã…) quản lý mọi mặt ở nông tnôn , làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo kiểu Xô Viết .



c. Chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng :* Quản lý chính quyền : ban chấp hành nông hội xã do chi bộ Đảng lãnh đạo quản lý mọi mặt ở nông thôn .



* Hình thức chính quyền : theo kiểu Xô Viết .



* Các chính sách :



+ Kinh tế : chia lại ruộng đất công , giảm tô , xóa nợ , bãi bỏ thuế của đế quốc , phong kiến.



+ Xã hội : khuyến khích học chữ quốc ngữ , bài trừ mê tín dị đoan , giáo dục ý thức chính trị cho nhân dân .



+ Quân sự : tổ chức các đội tự vệ vũ trang .



+ Chính trị :thực hiện quyền tự do dân chủ ,các tổ chức quần chúng .



* Nhược điểm : chưa lập bộ máy chính quyền hoàn chỉnh , chưa triệt để giải quyết ruộng đất cho nông dân .



* Hoạt động mạnh nhất là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên ngày 12-9-1930 đạt đến đỉnh cao, khiên Pháp đàn áp dã man .



Tuy thất bại nhưng có ý nghĩa to lớn , chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của Đảng.



Lịch Sử 9 – Bài 19 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935.



Tranh Xôviết Nghệ -Tĩnh



III. Lực lượng cách mạng được phục hồi .



-Cuối 1931 Pháp khủng bố cực kỳ tàn bạo .



-Đảng viên bị bắt , nhà tù thành trường học cách mạng , tìm cách liên lạc với cơ sở bên ngoài .



-Bên ngoài Đảng viên tranh cử vào hội đồng thành phố , tuyên truyền cho quần chúng theo khẩu hiệu của Đảng , như vậy phong trào đã được khôi phục như :



+ Hệ thống tổ chức Đảng được phục hồi vào 1934-1935, các xứ ủy Bắc Kỳ , Trung Kỳ, Nam Kỳ lần lượt được lập lại .



+ Tháng 3-1935 Đại Hội lần I của Đảng họp tại Ma cao chuẩn bị cao trào mới .



+1930-1931: cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh .



+1931-1934 : thoái trào .



+1934-1935 : phục hồi ,khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng .



Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập








, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Biển làm chủ được những dòng sông bởi vì nó ở thấp hơn.
Ngạn ngữ Nga
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên