XtGem Forum catalog

Phân tích nhân vật bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng




Đề bài : Phân tích nhân vật bé Hồng qua chương 4 Trong lòng mẹ trích “Những ngày thơ ấu ” của Nguyên Hống.


Năm 1937, trong bài thơ “Mổ côi”, Tố Hữu có viết:









“Con chim non rũ cánh


Đi tìm tổ bơ vơ


Quanh nẻo rừng hiu quạnh


Lướt mướt dưới dòng mưa…


Một năm sau, trên tuần báo Ngày nay, hồi ký “Những ngày thơ ấu” cùa Nguyên Hổng ra mắt bạn đọc. Nhân vật bé Hổng trong cuốn hổi kí cũna là một “con chim lion rã cánh…”. Bố nghiện ngập, gia đình sa sút trờ nên bần cùng. Bô’ chết chưa đoạn tang, người mẹ trẻ lại chửa đè với người ta, “nợ nấn quá”, phải bỏ nhà, bỏ quê vào Thanh Hóa kiếm ăn lẩn hổi. Bé Hồng mổ côi, bơ vơ sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Đến trường thì bị thầy giáo phạt quỳ một cách vô lí oan uổng; đêm Nô-en thì bị người ta hắt hủi đuổi ra khỏi nhà thờ, em lúi thủi đi dưới làn mưa gió lạnh lẽo…


Đọc Trong lòng mẹ , ta bắt gặp một bé Hổng rất đáng thương, đáng yêu; trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm tham trọn vẹn.


Mồ côi bố, cái mũ trắng của bé Hồng còn “quấn băng đen”; mẹ tha phương cầu thực mãi chưa về. Sống trong cảnh ăn cơm chực gia đình bẽn nội, chú còn bị người cô nanh ác, hiểm độc nói xấu mẹ mình. Mẫn cảm và thông minh, bé Hồng đã phát hiện ra “những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cổ tàn nhẫn. Mặc dù đã non một năm, mẹ không gửi cho một lá thư, không nhắn lời hỏi thãm, không gửi cho con một đồng quà nào, nhưng trái tim của em đối với người mẹ đau khổ vẫn trọn vẹn. Bà cô cố ý gieo vào lòng ngây thơ của em “những hoài nghi” để em “khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”… Bé Hồng là một đứa con hiếu thảo, cảm thông với cảnh ngộ “góa chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực” của mẹ mình. Em quyết không để “những rắp tâm tanh bẩn ” của bà cô xâm phạm đến “tình thương yêu và lòng kính mến mẹ”.


Bao nhiêu nước mắt cùa bé Hổng đã chảy xuống trước những lời cay độc cùa bà cố: “Mợ mày phút lài lắm…”, “vào mà thăm em bé chứ”, mợ mày “ngồi cho con bù ở bân rổ bóng đàn…, ăn vận lách rưới, mặt mày xanh bủng. người gầy rạc đi…”, gặp người quen thì “quay đi, lấy nón che”… Mỗi lời nói và giọng cười của bà cô đã làm cho bé Hồng võ cùng tủi nhục, đau đớn. Lúc thì em “cúi đầu xuống đất”, lòng “thắt lại”; khóe mất “cay cay”. Lúc thì nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bẽn mép rồi chan hòa đầm đìạ ở cằm và ở cổ”. Có lúc, cổ họng em “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Bé Hổng rất thương mẹ, em đã cảm thông với mẹ chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác. Em không trách mẹ mà “căm lức” sao mẹ vì “sợ hãi những thành kiến càn ác” mà xa lìa đứa con thơ. Lòng thương mẹ của bé Hổng là vô cùng mãnh liệt. Càng thương mẹ bao nhiêu, em càng căm ghét, càng ghẽ tởm những cổ tục bấy nhiêu: “Giá những cổ tục đã đẩy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gổ, tôi quyết vồ ngạy lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Tình yêu là chiến thắng của trí tưởng tượng đối với sự thông minh.
Love is the triumph of imagination over intelligence.
Henry Louis Mencken
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên