Dưới đây là bài viết ngắn nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà”
Đọc chậm và lắng nghe, tưởng như bài ca dao tan ra trong tâm hồn mình. Bốn câu lục bát đẹp như một bài cổ thi toàn bích:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tòa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thuở thanh bình như dán hồn la vào cõi mộng. Mỗi câu ca dao là một cảnh đẹp được vẽ bằng nét chấm phá tả ít mà gợi nhiều. Cái hồn cảnh vật mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển.
Câu thứ nhất tả gió và trúc. Gió không thổi mà “đưa”; chữ “đưa” gợi làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum sê đang “la đà” sát mặt đất. Gió đưa “cành trúc la đà” một nét vẽ thanh nhẹ. Nét vẽ ấy ta cảm thấy đã có lần bắt gặp trên chiếc bình gốm cổ:
“Gió đưa cành trúc la đà”
Câu thứ hai nói về tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà tan canh báo sáng từ làng Thọ Xương vọng tới. Lấy xa để nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ dân gian đã thể hiện được cuộc sống êm đềm, yên vui, thanh bình nơi Kinh thành xa xưa:
Dí dỏm mang đến sự sáng suốt và lòng khoan dung. Châm biếm mang đến sự thấu hiểu sâu sắc hơn, và ít thân thiện hơn.
Humor brings insight and tolerance. Irony brings a deeper and less friendly understanding.
Agnes Repplier