Teya Salat

Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

HocTap321 hướng dẫn Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) ngữ văn lớp 10




Hướng dẫn soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)


II. Luyện tập


Câu 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao sau:



Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàn nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người nam, nữ trẻ tuổi. (Một cô gái – không xuất hiện trực tiếp là chủ thể tiếp nhận)


b. Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào một đêm trăng thanh. Khung cảnh này rất thích hợp để trao đổi tâm tình.


c. Nhân vật anh nói về chuyện "Tre non đủ lá" và đặt vấn đề "nên chăng" tính chuyện "đan sàng". Đây là cách nói ý nhị để ướm duyên. Có cách hiểu: Chàng trai ví tình cảm của hai người đã trưởng thành, đã sâu đậm nên tính chuyện hôn nhân.


d. Cách nói của chàng trai rất ý nhị, nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, lại kín đáo, rất phù hợp để nói chuyện tình duyên, dễ dàng đi vào lòng người.


Câu 2:


a. Nhân vật A Cổ và người đàn ông trong cuộc giao tiếp đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động:



- A Cổ: chào (Cháu chào ông ạ!)
- Ông:
+ Chào lại (A Cổ hả?)
+ Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?)
+ Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)
- A Cổ: trả lời (Thưa ông, có ạ!)


b. Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng câu thứ ba (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?) mới có mục đích hỏi thực sự. Câu "A Cổ hả ?" mang hình thức là câu hỏi nhưng thực chất là chỉ câu chào đáp, và câu "Lớn tướng rồi nhỉ ?" là một lời khen, do đó A Cổ không trả lời.


c. Lời của nhân vật A Cổ đối với ông thể hiện sự kính trọng (Thưa ông, có ạ!).


Lời của ông già thể hiện thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu (hả, nhỉ).



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên