Ring ring

Bài 22 : Tiết 2 : Câu phủ định – Hướng dẫn làm bài tập SGK Ngữ văn Lớp 8, Tập 2




Hướng dẫn làm bài tập SGK Ngữ văn Lớp 8, Tập 2


Luyện tập









1. Có những câu phủ định bác bỏ sau:


a. Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu! Không, chúng con không đói nữa đâu.


b. Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó “phản bác” một ý kiến, nhận định trước đó. Câu Cụ cứ tưởng thế đầy chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Ông giáo dùng để “phản bác” lại suy nghĩ của Lão Hạc (cái giống nó cũng không! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão cư xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!). Câu Không, chúng con không đói nữa đâu là câu cái Tý muốn làm thay đổi (“phản bác”) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.


(Chú ý: câu thứ hai trong c (Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoa thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa) cũng có ý nghĩa bác bỏ, nhưng không phải là câu phủ định, vì không có từ phủ định). Còn câu phủ định trong a là câu phủ định miêu tả.


2. a. Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệ là có một từ phủ định kết hợp với mọi từ phủ định khác (như trong a: không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong c: ai chẳng). hoặc kêt hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong b: không ai không).


Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định. b. Những câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên: (a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa (nhất định). (b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng (mọi người đến) từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ. (c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.


3. Nếu thay thì câu này phải viết lại: Dế Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp. Lưu ý phải bỏ từ nữa, câu Dế Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp là câu sai. Khi thay không bằng chưa thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. Bởi vì chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Khi không kết hợp với nữa thì cả tổ hợp biểu thị ý phủ định một điều vào một thời điểm nào đó và kéo dài mãi. Trong câu chuyện, Dế Choắt sau khi bị Cốc mổ đã nằm thoi thóp, không bao giờ dậy nữa và chết. Vì vậy câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.



Câu 4



, , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Khi ba mươi tuổi, người ta nên biết rõ mình như trong lòng bàn tay, biết rõ con số cụ thể của những khiếm khuyết và phẩm chất của mình, biết mình có thể đi xa bao nhiêu, đoán trước những thất bại
là chính bản thân mình. Và trên hết, chấp nhận những điều đó.
At 30 a man should know himself like the palm of his hand, know the exact number of his defects and qualities, know how far he can go, foretell his failures
be what he is. And, above all, accept these things.
Albert Camus
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên