Teya Salat

Tìm hiểu về tác phẩm Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông




Hãy cho biết: Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu được viết bằng thể thơ gì ? Luật gì ? Vần trắc hay vần bằng ? Các chữ nào vần với nhau ? Những cặp câu nào đối nhau ? Nêu ngắn gọn xuất xứ bài thơ ? Chủ đề bài thơ là gì ?


Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông Phan Bội Châu (1867-1940)









Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đã khách không nhà trong bốn bể

Lại người có tội giữa năm châu

Dang tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Thấy ấy vẫn còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu



  • Hãy cho biết:



  1. Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu được viết bằng thể thơ gì ? Luật gì ? Vần trắc hay vần bằng ? Các chữ nào vần với nhau ?

  2. Những cặp câu nào đối nhau ?

  3. Nêu ngắn gọn xuất xứ bài thơ ?

  4. Chủ đề bài thơ là gì ?


Gợi ý



  1. Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu được viết băng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Chữ thứ hai câu 1 : chữ “là”, thuộc thanh bằng, vậy bài thơ này được viết theo luật bẳng. Chữ “lưu ” cuối câu 1 thuộc thanh bằng, được dùng để gieo vần; căn cứ ấy cho biết bài thơ “Cám tác…” có vần bằng. Bài thơ có 5 vần bằng: “lưu – tù – châu – thù – đâu”.

  2. Cặp câu 3, 4 trong phần thực đối nhau:


“Đã khách không nhà trong bốn bể

Lại người có tội giữa năm châu “


Cặp câu 5, 6 ưong phần luận đối nhau:


“Dang tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù “


3. Xuất xứ


Mùa đông năm Qúy Sửu (1913). Phan Bội Châu và một sổ đồng chí của cụ đang sống ở Dương Thành thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đô đốc Quảng Đông lúc bấy giờ là Long Tế Quang cấu kết với toàn quyến Đông Dương đã bắt Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng, một yếu nhân của Việt Nam Quang Phục Hội nhằm giao nộp cho thực dân Pháp. Chúng xiềng tay và trói chặt đẩỳ hai nhà cách mạng Việt Nam vào nhà ngục tử tù.


Ngay trong đêm đầu tiên, Phan Bội Châu đã ứng khẩu một bài thơ chữ Hán để “an ủi Mai quán’ và “tự an ủi mình” bằng một hài thơ chữ Nôm; sau này các nhà nghiên cứu lịch sứ và văn học đặt nhan đề cho bài thơ là Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông. Bài thơ in trong tác phẩm “Ngục trung thư” (1914) của Phan Bội Châu.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Vĩ nhân chẳng bao giờ quá chú trọng tới cách ăn mặc.
Great men are seldom over
scrupulous in the arrangement of their attire.
Charles Dickens
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên