Dưới đây là bài phân tích hình tượng khái quát về tên thực dân quỷ quyệt ghê tởm trong Chương Thuế máu trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”
“Bản án chế độ thực dân Pháp” in lần đầu năm 1925, đến nay đã 80 năm trôi qua. nhưng nó vẫn làm ta xúc động về bao tội ác vô cùng dã man của bọn thực dân Pháp, về nỗi thống khổ của những người nô lệ da màu, những Nê- gơ- rò, những An – nam -mít.
Đặc biệt chương Thuế máu đã xây dựng hình tượng khái quát về tên thực dân quỷ quyệt, ghê tởm đầy ấn tượng.
Trong những thế kỉ trước, với tàu chiến và đại bác, thực dán Pháp đã xâm lược nhiều nước châu Phi, châu Á. Chúng đã mượn lá cờ “tự do, bình đẳng”. Nhưng chúng vẫn rêu rao là “khai hóa”; là “bảo hộ”… Nguyễn Ái Quốc qua chương Thuế máu đã vạch trần, đã tổ cáo, đã lên án tội ác tày trời của những công sứ, những tên toàn quyền bụng phệ !
Bọn thực dân Pháp rất xảo quyệt, tàn bạo và quắt quay. Dưới con mắt chúng, dân bản xứ chỉ là những tên da đen “bẩn thỉu”. những tên “An-nam-mít” “bẩn thỉu”, được chúng đổi xử bằng dùi cui, bằng roi vọt. Chúng khinh miệt cho chọ là “chỉ biết kéo xe tay ” và “ăn đòn” của các quan cai trị ! Thế nhưng, khi chiến tranh bùng nổ. để bắt được nhiều lính đi làm bia đỡ đạn chúng đã quay ngoắt 180″, dùng những lời lẽ ngọt ngào, dụ dỗ,-bịp bợm. Những ngirời nỏ lệ “bẩn thỉu” và khốn nạn ấy “lập lức” được bọn quan lại thực dân “biển thành” những “con yêu” cùa “nước mẹ”, những “bạn hiền” cùa các ông Tây bà dầm, những “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Thật mỉa mai là ”những chiến sĩ” vĩ đại ấy chưa bao giờ được hưởng một tí công lí và tự do. Đau thương cho họ là phải trả giá bằng nước mắt và xương máu. Phải “xa lìa” vợ con, phải “rời bỏ” mảnh ruộng đàn cừu. Phải làm mồi cho thủy lôi. Phải “bỏ xác” trên vùng Ban-căng hoang vu. Xương máu của những kẻ làm bia đỡ đạn thật vô lí vô nghĩa, hoặc “tưới những vòng ngu vệ! quê của cấp chỉ huy”, hoặc “chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Những lính thợ phải “làm kiệt sức”, “bị nhiễm những luồng khí độc đỏ ối”, phải “khạc ra từng miếng phổi”. Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên những sự thật, những con số nói lên chiến tích đánh Thuế máu của thực dân Pháp: bảy mươi vạn người bản xứ được đi nộp “thuế máu”, trong đó có 8 vạn người phải bỏ xác trên các bãi chiến trường châu Âu “không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình
Chiến tranh kết thúc, khi đại bác “đã ngấy thịt đen, thịt vàng rổi thì bọn cầm quyền thực dân “bỗng dưng im bặt như có phép lạ”. Những kẻ đi nộp Thuế máu có may mắn sống sót trờ về. cả người Nê-gơ-rô lẫn người “An-nam-mít”. lại trờ lại “giống người bẩn thỉu. Họ bị bọn thực dân “lột hết” tất cả của cải của họ, từ cái đồng hồ, đến bộ quần áo mới. Họ bị đẩy xuống tàu, về nước, bị đối xử như súc vật,… Và bọn quan cai trị đã “đón chào” họ hàng một bài diễn văn “yêu nước”: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bày giờ, chúng tỏi không cần đến các anh nữa, cút đi!” Giọng lưỡi ấy đã thể hiện bản chất trơ tráo, đểu cáng của bọn thực dân Pháp.
Hình ảnh lên thực dân quỷ quyệt, ghê tởm đã bị tác giả vạch mặt và lên án qua cảnh bắt lính. Chúng đã từng bắt dân nô lệ Đông Dương mua rượu và thuốc phiện “theo lệnh quan trên”, chúng từng “bóp nặn” họ bằng mọi thứ sưu thuế, tạp dịch. Chiến tranh bùng nổ, bọn thực dán đã “tiến hành những cuộc lùng ráp về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương”. Hàng vạn người “bị bắt đểu bị nhốt vào các trại lính”. Đê’ có nhiều “vật liệu biết nói”, các vị “chúa tỉnh” – những viên công sứ ở Đông Dương ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền phải tìm mọi cách “xoay xở” để “trong một thời hạn nhất định phái nộp cho đi( một số người nhất định” được vinh hạnh đi nộp Thuế máu. Kẻ nghèo khổ bị bắt làm bia đỡ đạn thì cam tâm “chịu chết”, còn con cái nhà giàu thì đi lính tình nguyện hoặc .xì tiền ra”.
Để “đền đáp” công ơn các thương binh người Pháp, vợ của tử sĩ người Pháp, bọn thực dân đã “mi đãi”. cấp môn bài bán thuốc phiện cho họ. Nguyễn Ái Quốc đã khinh bỉ và căm thù lên án chính quyền thực dân “đã phạm tới hai tội ác đối với nhân loại”. Món quà đó là “món quà nhơ nhớp”. Bọn cá mập thực dân “không ngần ngại đầu độc cả một dàn tộc để vơ vét cho đầy túi ”. phải nghiêm khắc lên án !
Bằng nghệ thuật tương phản, hoặc nhắc lại giọng lưỡi và thủ đoạn của bọn quan lại thực dân, tác giả đã dựng nên hình tượng khái quát vẽ lên thực dân Pháp rất xảo quyệt, bịp bợm và trơ tráo trong việc đánh Thuế máu. trong việc đầu độc nhân dân Đông Dương bằng thuốc phiện. Qua đó, ta càng thấy rõ “Bản án chế độ thực dân Pháp’’ của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm chính luận giàu tính chất tố cáo và luận chiến có giá trị thức tỉnh đặc sắc.
Tình yêu giống như bệnh sởi. Mắc càng muộn, cơn bệnh càng dữ dội.
Love is like the measles. The older you get it, the worse the attack.
Rainer Maria Rilke