Đề bài: Phân tích bài thơ Chợ tết của Đoàn Văn Cừ
Thời tiền chiến, Đoàn Văn Cừ chỉ mới có một số bài thơ đăng rải rác trên báo. Thế nhưng, trong cuốn “Thi Nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã giới thiệu 4 bài thơ của Ông với những lời nhận xét đầy trân trọng: “Trong lúc nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cứ”.
Hãy đến với bài thơ “Chợ tết”. Đầu thế kỉ 20, Nguyễn Khuyến có bài thơ “Chợ Đồng” viết về cảnh chợ tết của làng quê thân thuộc nơi Ông sinh ra và lớn lên:
“… Dở trời mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu tường đến được mấy ông ?
Hàng quán người về nghe xao xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung…
Chợ tết diễn ra trong mưa bụi, mưa phùn và rét. Chị nghe tiếng đòi nợ cất lên “lung tung”. Chợ tết và lòng người sao mà buồn và “xao xác” thế ! Đó là một trong những cảnh lầm than của dân tộc và đất nước ta dưới thời Pháp thuộc.
Còn phiên chợ tết được nói đến trong thơ Đoàn Vãn Cừ lại tưng bừng tươi vui. Bài thơ được viết vào những năm 1936-1939, thời kì nền kinh tế Việt Nam phát triển nhất trước Cách mạng. Nông thôn được mùa liên tiếp nhiều năm. Hiện thực ấy đã được phản ánh một cách sinh động, nên thơ trong bài “Chợ Tết”. Đó là điều cần biết để cảm hiểu bài thơ này.
“Chợ tết” gồm có 44 câu thơ, viết bằng thể thơ 8 tiếng, sử dụng vần chân, hai câu đi liền nhau một vần; vần bằng, vần trắc nối tiếp, luân chuyển. Bài thơ có 3 phần:
Công lý là hành động của sự thật hơn là đạo đức. Sự thật cho chúng ta biết điều gì do người khác, và công lý thực hiện sự thích đáng đó. Sự bất công là hành động của dối trá.
Justice is rather the activity of truth, than a virtue in itself. Truth tells us what is due to others, and justice renders that due. Injustice is acting a lie.
Horace Walpole