Dưới đây là bài bình giảng bài ca dao:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ”
Thăng Long – Hà Nội, những tiếng thương yêu ấy, mỗi lần được nhắc đến cứ dội mãi. âm vang mãi trong lòng ta. Câu ca dao:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ”
đã cùng dòng sữa ngọt ngào của mẹ hiền thấm sâu vào hồn ta tự bao giờ ?
Bà Huyện Thanh Quan có bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” biết bao thương nhớ buồn đau: “Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”, gần 200 năm về trước. Không biết hai cáu ca dao này có ra đời cùng thời với bài thơ trên của nữ sĩ ?
Nhà thơ dân gian rất điệu đà, tài hóa dùng lối nói phủ định “chẳng thơm”, “không thanh lịch” để khẳng định cái hương thơm của hoa nhài, cái vẻ đẹp thanh lịch của người Tràng An. Một nét đặc sắc nữa của câu ca dao là nghệ thuật so sánh; từ so sánh mà tạo nên liên tưởng bình giá. Hoa nhài là một thứ hoa có hương thơm thanh khiết, nồng nàn trong các loài hoa; người Tràng An có nét đẹp thanh lịch tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của con người Việt Nam ở khắp mọi vùng quê đất nước. Từ hương thơm của hoa nhài, của thảo mộc mà liên tưởng đến vẻ đẹp tâm hồn, nét đẹp trong ứng xử của con người Tràng An, của nhân dân Việt Nam chúng ta. Nghệ thuật so sánh – liên tưởng ấy rất đặc sắc, gợi ý người đọc người nghe hãy mở rộng tâm hồn đón nhận một thông tin, nâng tầm trí tuệ để khám phá một sự vật, một hiện tượng, con người một miền quê đất nước. Nhà thơ dân gian có một lối nói rất hay. rất nhẹ nhàng, tê nhị, không lên giọng, không hề áp đặt một ý tưởng nào, một nhận xét nào. Nhưng bất kì một con người nào, lứa tuổi nào thuộc địa phương nào để một lần được nghe câu ca dao này đều tâm đắc, thú vị và tấm tắc:
Cách nói nhẹ nhàng, tế nhị ấy, tự hào mà nhũn nhặn ấy, đáng để chúng ta học tập.’ Tác giả câu ca dao “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài…” có thể là một người Tràng An rất hào hoa, lịch duyên ?
Mười phần sung sướng hãy hưởng lấy năm, còn lại dành cho con cháu. Sung sướng mà hưởng hết, con cái sau sẽ chẳng bằng người.
Ngạn ngữ Trung Quốc