XtGem Forum catalog

Bình giảng bài thơ “Cửa biển Bạch Đằng” của Nguyễn Trãi




Dưới đây là bài bình giảng bài thơ Cửa biển Bạch Đằng của Nguyễn Trãi. (Bài 2)


Dòng sông Bạch Đằng gắn với chiến công lừng lẫy của đất nước đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ các thế hệ khác nhau của dân tộc. Chúng ta đã từng biết đến thơ về Bạch Đằng của Trần Minh Tông, Trần Lâu, “Bài phú sông Bạch Đẳng” cùa Trương Hán Siêu, “Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi, “Quá Bạch Đằng giang”, “Xuất Bạch Đằng hải môn tuấn An bằng của Lê Thánh Tông… Mỗi nhà thơ cảm nhận Bạch Đằng với một tâm trạng và diễn đạt điều đó bằng những bút pháp riêng.









Nguyễn Trãi qua Bạch Đằng vào một ngày đầy gió mạnh:


“Biển lùa gió bấc thổi băng băng”.


nguyên văn “khi lăng lăng” mà có người dịch là thế bừng bừng. Khí lãng lăng như gợi nhớ lại không khí trận đánh mấy năm trước. Bây giờ nhà quân sự và cũng là nhà thơ Nguyễn Trãi đang có mặt ớ giữa nơi chiến trường xưa. Nhưng không chỉ đem con mắt của người làm tướng để xem chiến địa, mà chủ yếu như một nhà thơ du ngoạn.


Vi thế con thuyền của ông rất thi sĩ giương cánh buồm thơ:


“Nhẹ kéo buồm thơ vượt Bạch Đằng“.


Chữ “quá” có nghĩa là vượt hoặc qua. Nhưng hình như dịch vượt Bạch Đằng thì quá sát và do đó mất đi cái vẻ thanh thoát và bay bổng. Câu thơ dịch của Nguyên Đình Hồ có lẽ đắt hơn:


“Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng”.


Cửa biển Bạch Đằng bát ngát trời mây núi non hùng vĩ là “danh thắng núi sông vào bậc nhất”, “bên tá sóng nước ngút trời núi non đứng sừng sững”. Nguyễn Trãi đã chú thích về cửa biển này như vậy dưới bài thơ của mình. Có thể có nhiều cách cảm nhận và suy tư trước phong cảnh Bạch Đằng. Nhưng Nguyền Trãi vốn là nhà quân sự – nhà thơ – nên cách cảm nhận mang dấu ấn độc đáo, đượm màu sắc lịch sử hào hùng:



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Chúng ta không ham muốn gì bằng ham muốn những thứ không được có.
We desire nothing so much as what we ought not to have.
Publilius Syrus
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên