Đề bài : Những suy nghĩ sâu sắc của em về nhân vật bé Hồng (Đoạn trích “Trong lòng mẹ” trong “Thời thơ ấu” – Nguyên Hồng) và nhân vật cái Tí (Đoạn trích “Con có thương thầy thương u trong “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
Bài làm
“Thời thơ ấu” cùa Nguyên Hồng, “Tẳt đèn ” của Ngỏ Tất Tố là hai tác phẩm xuất sắc cua dòng vãn học hiện thực 1930-1945. Trên cái nền đen tối. xấu xa. bất công và độc ác của xã hội thực dân nứa phong kiến, ta bắt gặp bao số phận, bao con người nghèo khổ, tủi nhục bị đầy đọa, dập vùi trong đói rét. trong máu và nước mắt. Ta còn bắt gặp những người chổng đau khổ, những người vợ cay cực, những em bé mồ côi,… mà ở họ đã ánh lên bao phẩm chất tốt đẹp như tình nghĩa vợ chổng, tình mẹ con, tình đồng loại…. Thấm sâu vào lừng trang vãn “Thời thơ ấu”. “Tắt đèn” là tình thương của những con người bất hạnh, từng làm ta xúc động.
Bé Hồng tròng “Thờì thơ ấu”, cái Tí trong “Tắt đèn” là những nhãn vật tuổi thơ đã để lại trong lòng chúng ta nhiều ám ánh và ấn tượng.
Bé Hổng và cái Tí, hai cảnh ngộ khác nhau, nhưng tuổi thơ của hai em đều thấm nhiều nước mắt và trải qua nhiều cay đắng, túi nhục. Ngay từ những ngày lẽn 7, lên 8 tuổi, bé Hồng đã cảm nhận được những tiếng thở dài cùa mẹ. Cha vùi đầu vào bàn đèn thuốc phiện. Mẹ sống không có hạnh phúc, nhất là khi em Quế ra đời. Có biết bao lời bàn tán, chẽ bai. Nợ nần ngày một thêm chổng chất. Gia đình suy sụp, phải bán nhà. Bố chếi trong ãm thầm lặng lẽ. Hồng quên sao dược những ngày tháng ấy, khi phải quấn khăn tang trên đầu tiễn bố ra nghĩa địa, hoặc trên áo trên mũ dính băng đen khi em đến trường… Rồi mẹ chửa đẻ với người khác khi chưa đoạn tang chồng, phái vào Thanh Hoá ngồi giữa chợ bán bóng đèn để kiếm sống. Mẹ Hổng phải tha phương cầu thực khác nào một kẻ chạy trốn trước sự bao vây của thành kiến, của cổ tục !
Mồ côi bố mẹ là một trong những đau khổ nhất của tuổi thơ. Bố chết, mẹ vào Thanh Hóa, Hổng và cái Quế trở thành bở vơ, tội nghiệp, phải ãn chực nằm chờ ở nhà bà con bên nội, trước sự ghé lạnh cúa những người thân thích. Sống trong cảnh “bát cơm chan đầy nước mắt”, bé Hồng càng đau khổ, cô đơn hơn bao giờ hết. Đến trường thì em bị thầy giáo phạt, bắt quỳ một cách vỏ cớ ! Đêm Nô-en. em bước vào Thánh đường thì bị người ta hắt hủi đuổi ra, em cúi đầu bước đi dưới trời mưa lạnh.
Đọc chương “Trong lòng mẹ”ta không cầm được nước mắt trước cảnh bé Hồng bị người cô hành hạ và sỉ nhục. Em chẳng nhận được một lá thư, một lời hỏi thăm, một đồng tiền quà của mẹ. Em khắc khoải trông mong đợi chờ. Ngày giỗ đầu bố lại sắp đến. Bà cô nanh ác giả vờ nói là chạy tiền tàu để bé Hồng vào Thanh Hóa mà “thăm em bé”, mà xin mẹ sắm áo quần cho… Mọi lời nói “cay độc”, một cái “cười rất kịcli” cùa bà cô như lưỡi dao sắc cứa vào lòng đứa cháu tội nghiệp. Bà cỏ kể lại, nói ra, moi móc đù mọi điều xấu xa về người đàn bà chưa đoạn tang chồng mà đã chứa đé với người khác phái bán xới vào Thanh. Bé Hổng đã sớm nhận ra giọng lưỡi và thú đoạn tàn nhẫn ciia người cô “cổ ỷ gieo rắc” vào đầu óc non nớt của đứa cháu mồ côi bố để li gián tình mẹ con, âm mưu làm cho đứa trẻ thơ “khinh miệt Những thành kiến, những cố tục, những lời thị phi qua miệng lưỡi bà cô ác độc làm cho bé Hổng đã đau khổ lại càng thêm đau khố, đã túi nhục lại càng thêm tủi nhục. Lòng em đau đớn vô cùng “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Em gục xuống “cười dài trong tiếng khóc”, càng về sau cổ họng càng “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Những tiếng khóc, những đau đớn tinh thần cùa bé Hồng đã gợi lén trong lòng ta bao tình xót thương đói với những bất hạnh của các em bé mồ côi trong cuộc đời.
Cũng như bé Hổng, cái Tí cũng là một nạn nhân cúa xã hội bất công đầy áp bức bóc lột. Nếu bé Hổng còn có một ngày sinh nhật nhiều quà bánh, thì cái Tí suốt những năm dài thơ bé chỉ biết làm bạn với khoai sắn. Em là con gái đầu lòng cua một gia đình cố nông, bố mẹ đầu tắt mặt tối quanh năm mà vãn túng bấn. Nếu bé Hổng còn được đi học một vài năm thì cái Tí chưa bao giờ được một ngày cắp sách đến lớp. Lẽn 5, 6 tuổi, em đã phải chứng kiến hai cái tang lớn của gia đình: bà nội và chú Hợi lần lượt qua đời; đã đau đớn trước tình cánh bố em ốm liệt giường liệt chiếu mấy tháng trời. Lên 7 tuổi, cái Tí tường như không còn nước mắt để khóc, khi bố em vì tội thiếu sưu mà bị lí trướng làng Đóng Xá và bọn tay chân “bắt trói như trói chó dể giết thịt”, bị đánh đập, cùm trói rất dã man. Khi mẹ em bị tên cai lệ, tên hấu cận lí trưởng chửi bới, đánh đập, bị bắt trói giải lẽn phủ cám tù. Chính lúc tiếng trống ngũ liên thúc lẽn dồn dập ở sân đình, khi bố em đang bị cùm trói…. thì mẹ em đã đứt ruột bán em đi đẽ lấy tiền nộp sưu cho bố em. Tiếng van khóc của cái Tí nghe thật não nùng: “U bán con thật đấy ự ? Con van u, con lạy u,con còn bé bỏng, u đừng bán con đi tội nqhiệp ! U để cho con ở nhà chơi vơi em con… Và hình ảnh cái Tí đầu đội chiếc nón mẽ cùng ổ chó theo mẹ đi sang nhà Nghị Quế trong một buổi chiều hè ngày xa xưa ấy đã từng làm cho bao người đau đớn xót xa ! Trong chúng ta, ai đã từng dọc “Tắt đèn” chắc không thể nào quên được cảnh cái Tí bị mụ Nghị chửi bới và bắt ãn cơm thừa của chó…
Có thể nói “Thời thơ ấu” và “Tắt đèn” đã giúp thế hệ trẻ ngày nay cảm hiểu những mất mát, túi nhục, đau thương cùa nhân dân ta khi phải làm ngựa trâu dưới ách thống trị cúa thực dân Pháp. Cuộc đời đầy bi kịch thương tâm của cái Tí, của bé Hồng, cũng là cuộc đời bi thảm của hàng triệu tuổi thơ giữa xã hội đen tối, xấu xa ấy.
Cái Tí, bé Hổng là hai tâm hổn thơ bé dào dạt tình thương. Cả hai đều là những đứa con thơ bất hạnh mà hiếu thảo. Trước những lời xúc xiếng, nói xấu cùa bà cô tàn nhẫn, bé Hồng càng thương mẹ, thông cảm với cảnh ngộ đau khổ cùa mẹ. Cổ em “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”, rồi nước mắt em chan hòa. Thương mẹ, em càng căm tức những thành kiến, những cổ tục… đã hành hạ mẹ mình, em muốn “vồ lấy mà xé mà cắn, mà nhai ngấu nghiến cho kì nát vụn mới thôi”… Cảnh bé Hổng gặp lại mẹ sau hơn một năm dài xa cách dã nói lẽn một cách thật cám động tinh thương mẹ của một em bé mồ cói. Tan học. trên dường từ trường về nhà, bé Hổng bất ngờ gặp lại mẹ. Em chạy đuổi theo chiếc xe kéo và rối rít gọi: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”. Hồng “nức nở” khi được mẹ kéo tay, xoa đầu, khi được ngồì trong lòng mẹ. Em ngắm nhìn gương mặt mẹ, tự hào về hương vị “thơm tho lạ thường” phả ra từ quần áo, từ hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu của mẹ,… Với tất cả tình thương mẹ bao la, bé Hồng mới cảm nhặn một cách vô cùng sâu sắc của tuổi thơ về tình mẫu tử: “Phấi bé lại và lăn vào lòng mẹ […] mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Khi kẻ kém đạo đức ở ngôi cao, dân chúng rên than.
Ngạn ngữ Nga