Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Dựa vào bài “Mùa xuân” của Vũ Bằng, em hãy nêu cảm nhận về tình cảm quê hương đất nước của tác giả.

Đề bài: Hãy nêu cảm nhận về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng.


Bài viết









Dựa vào bài “Mùa xuân” của Vũ Bằng, em hãy nêu cảm nhận về tình cảm quê hương đất nước của tác giả.


Do hoàn cảnh riêng của công việc, Vũ Bằng phải chia tay với miền Bắc yêu thương để đi vào miền Nam sinh sống. Mấy chục năm xa cách với biết bao thuơng nhớ, mong đợi được nhà văn gửi cả vào tập tùy bút – bút kí nổi tiếng Thương nhớ mười hai. Mùa xuân của tôi trích từ bài bút kí Thương nhớ mười hai – về mùa xuân trên đất Bắc, mùa xuân Hà Nội. Qua nỗi nhớ và tình cảm của một người con xa quê, cảnh sắc ấy càng trở nên đẹp đẽ lung linh.


Chẳng phải người Hà Nội nào vào sống ngay tại quê hương cũng có thể viết về mùa xuân Hà Nội hay đến thế. Vậy mà cách xa cả về thời gian, không gian, qua hồi tưởng, Vũ Bằng đã cống hiến cho người đọc, cho nền văn học một tác phẩm đầy chất thơ và dạt dào cảm xúc. Điều đó thật sự rất dáng trân trọng. Ấy là một tình yêu nồng nàn đằm thắm, được bộc lộ một cách trực tiếp và chân thực. Vũ Bằng yêu nhất mùa xuân. Xuân là của đất trời, của mọi người, nhưng nhà văn lại dõng dạc khẳng định về một mùa xuân của riêng mình: Mùa xuân của tôi. Bởi đó là mùa xuân có mưu riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… Vũ Bằng nhớ về mùa xuân là nhớ về những điều còn lưu giữ, ám ảnh nhất. Đôi mắt nhà văn trìu mến khác nào ánh mắt của người đang chìm đắm trong tình yêu đôi lứa và phải thốt lên rằng: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Có lẽ, chính chúng ta cũng chợt giật mình nhận ra mùa xuân Hà Nội đẹp hơn cả những gì mình cảm nhìn bấy lâu, ta được sống trong một thế giới diệu kì say mê như thế.


Trong nỗi nhớ thương da diết của người xa quê, Vũ Bằng tự đặt mình vào hình ảnh một người yêu cảnh sống trong cái lúc trời đất mang mang của mùa xuân Hà Nội. Mùa xuân mang lại cho con người nhựa sống tràn trề, thúc giục sức sống của họ. Ngỡ như Vũ Bằng đã hóa thân thành cỏ cây, muông thú – những sinh vật nhạy cảm nhất với mùa xuân – để đắm mình trong cái cảm giác chợt bừng tỉnh sau giấc ngủ đông khi xuân đến đánh thức, để được trẻ lại với mùa xuân. Mùa xuân đến khiến nhà văn như được sống lại và thèm khát yêu thương thực sự. Muốn yêu thương quá, ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa. Có lẽ, đối với con người xa quê, yêu quê như Vũ Bằng thì nghĩ tới bầu không khí gia đình đoàn tụ mỗi độ Tết đến bao giờ cũng làm cho lòng nhà văn ấm lạ ấm lùng. Trong lòng nhà văn cảm như có không biết bao nhiêu là hoa nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. Nhà văn say sưa, ngây ngất đắm chìm trong tình yêu thật khiến chúng ta cảm động. Tình yêu ấy mạnh mẽ quá, mãnh liệt quá đến nỗi nhà văn không thể giữ ở trong lòng mà phải bộc lộ hết, bày tỏ hết và còn rất chân thực, cụ thể.


Cách xa là thế vậy mà qua suy tưởng và hồi nhớ của Vũ Bằng, người đọc tưởng như chính mình và nhà văn cùng sống trong không khí xuân Hà Nội. Và cùng với tình yêu sâu nặng, sự tinh tế của một người nghệ sĩ, Vũ Bằng phát hiện ra cảnh sắc xuân sau Rằm tháng giêng có một vẻ đẹp riêng đặc biệt. Nếu trước Rằm tháng giêng là không khí vui tươi, là ngày tháng của sự nghỉ ngơi của những trò vui ngày Tết thì khoảng thời gian này, xuân mang một vẻ trầm tĩnh, tiếp nối vào sự tuần hoàn kì diệu của đời sống con người, của đất trời cỏ cây. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào mới phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ… nức một mùi hương man mác… trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn. Trên trời có những vệt xanh tươi. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng rung động như cánh con ve mới lột. Cuộc sống con người cũng trở về trạng thái đời thường với bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tỉa tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Tất cả nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật. Còn gì sung sướng hơn là được nằm dài nhìn ra cửa sổ để chiêm ngưỡng, chìm đắm và hưởng thụ món quà của thiên nhiên ban tặng –  mùa xuân. Song với Vũ Bằng – người con xa quê hương, giờ đây, thú vui đó chỉ còn là mộng tưởng, là niềm khát khao đến cháy bỏng lại được một lần sống trong mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội.


Qua tình yêu đối với mùa xuân thiên nhiên, tấm lòng thương nhớ quê hương của Vũ Bằng, chúng ta cảm nhận được ở đó tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước mặn nồng, mãnh liệt. Tình cảm đó trong lòng người con xa quê lại càng trở nên da diết và vỡ oà trong những dòng ca ngợi mùa xuân quê hương. Mặc dù vô cùng cảm thông và thấu hiểu nỗi khổ xa quê của Vũ Bằng, song hẳn có lúc, người đọc thầm cảm ơn duyên cớ xui khiến nhà văn phải rời xa Hà Nội để cho chúng ta có được những dòng cảm xúc dạt dào và đẹp đẽ nhường này.



, , , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Cười với người khác là một trong những lạc thú lớn nhất của cuộc đời. Bị người khác cười là một trong những sự tổn thương lớn nhất của cuộc đời.
To laugh with others is one of life's great pleasures. To be laughed at by others is one of life's great hurts.
Frank Tyger
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên