1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, giữa lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc đang tiếp diễn gay go, quyết liệt. Đó là một tổn thất vô cùng to lớn đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam. Cả dân tộc và bạn bè quốc tế đã biểu lộ nỗi tiếc thương, đau xót vô hạn trước sự ra đi của Người. Bài thơ Bác ơi! của Tố Hữu được làm trong không khí những ngày tang lễ ấy. Đó là một “Điếu văn bi hùng” bằng thơ (Xuân Diệu)
2: Chủ đề: Bài thơ không chỉ bộc lộ nỗi đau xót tiếc thương của tác giả mà còn là sự đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người và cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3: Bố cục bài thơ: Bài thơ có thể chia làm ba phần:
-4 khổ đầu: Nỗi đau thương lớn lao, đột ngột trước sự qua đời của Bác.
-6 khổ tiếp: Cảm nhận bao quát của tác giả về cuộc đời vĩ đại của lãnh tụ.
-3 khổ cuối: Nỗi tiếc thương, niềm tin và ước nguyện đi theo con đường của Bác.
4: Nỗi đau xót lớn lao của tác giả và mọi người khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời được diễn tả một cách xúc động ở bốn khổ thơ đầu.
-Bác qua đời là một tổn thất lớn, nỗi đau bao trùm đất nước thấm sâu vào lòng người và cảnh vật:
Đời tuôn nước mắt, tời tuôn mưa…
Trong tình yêu, chúng ta chỉ cần luyện tập điều này: buông thả người kia. Vì nắm giữ rất dễ; ta không cần phải học.
We need, in love, to practice only this: letting each other go. For holding on comes easily; we do not need to learn it.
Rainer Maria Rilke