ĐỀ BÀI: Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong tùy bút Người lái đò Sông Đà. Từ đó nhận xét về tình cảm Nguyễn Tuân với đối tượng miêu tả.
BÀI LÀM
Hiếm ai có được một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người như Nguyễn Tuân, một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đó là nghệ thuật miêu tả rất tinh vi, sắc sảo, độc đáo và đầy tài hoa. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông tiêu biểu là đoạn Người lái đò Sông Đà trích từ tập tùy bút Sông Đà viết năm 1960.
Đi sâu tìm hiểu nghệ thuật miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân trong Người lái đò Sông Đù, ta không những thấy hết được những nét độc đáo của thiên nhiên và con người sông Đà qua ngòi bút “trăm màu” của ông, mà còn cảm nhận được bề sâu tình cảm và con người nơi “miền sông” đó.
Trước hết là “nhân vật thiên nhiên” sông Đà. Ta gọi là “nhân vật” vì qua nét bút Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một con người thật thụ, với tất cả những cảm xúc, tính khí phức tạp (văn xuôi luôn luôn viết hoa hai chữ Sông Đà).
Sông Đà của Nguyễn Tuân không chỉ được miêu tả như những con sông bình thường, những con sông mà khi nhắc đến chỉ làm ta liên tưởng đến nước, hoặc nhiều lắm là dòng chảy, màu sắc dòng sông v.v… Không! Sông Đà của Nguyễn Tuân đặc biệt hơn nhiều! Nó là tổ hợp của cát, của bờ, của gió, của đá, của thạch trận và của nước. Mỗi yếu tố trên của con sông Đà đều được Nguyễn Tuân miêu tả rất chi tiết, mỗi cái có một tư thế riêng, một vị trí riêng, tưởng như nó sinh ra là chỉ để gắn với sông Đà, để góp phần tạo nên hai tiếng “Sông Đà” với đầy đủ tính chất và ý nghĩa của nó. Khi “quan sát” sông Đà của Nguyễn Tuân trong từng lời văn, ta thấy hiện lên một con sông với hai tính cách hoàn toàn mâu thuẫn nhau: rất hung bạo nhưng cũng rất trữ tình.
Cái độc đáo của Nguyễn Tuân là ông đã có cái nhìn hết sức tinh vi và đặc sắc về mọi sự vật, từ những cái nhỏ bé nhất mà ít ai để ý nhất. Chẳng hạn như cát. Cát là vật bình thường, như cát sông Đà của ông thì “nó đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ những vết hà đục thủng đáy và mạn dươi các thuyền gỗ”. Bờ cát cũng có những đặc điểm riêng của nó. Ông miêu tả thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, đường nét, âm thanh sống động nhất – thiên nhiên của sự vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, từ hội họa, thi ca đến điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh. Lúc thì rất hội họa: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của sông Găm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…”. Lúc lại rất lạ hình và giàu chất thơ: “con Sông Đà tuông dài như một áng tóc trữ tình”.
“Áng tóc trữ tình”‘. Ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Tuân thật là đặc sắc. Cái nhìn của ông cũng thế. Con sông Đà không phải là “Một áng tóc trữ tình” sao được khi “đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùa khói núi Mèo đốt nương xuân”. Một áng tóc mà có cả mây trời; có cả màu đỏ của hoa gạo màu trắng của hoa ban, và quyện vào khói; chất trữ tình là ở chỗ đó. Cái hay của Nguyễn Tuân là ông quan sát không chỉ tinh vi mà còn ở nhiều góc độ, ở nhiều thời điểm và trong nhiều trạng thái. Ở quãng trước “Nước Sông Đà reo lên như đun sôi”. Ở quãng khác, dòng sông lại ulững lờ như nhớ thương”. Chính vì thế mà thiên nhiên của ông trở nên độc đáo, trở thành thiên nhiên của Nguyễn Tuân. Cộng thêm vào đó là ngòi bút tài hoa và lãng tử của ông nữa. Từng lời, từng chữ được nhà văn cân nhắc, trau chuốt kĩ lưỡng và công phu. Nếu chỉ có óc quan sát, có cảm xúc không thôi mà không có kiến thức sâu rộng và tài viết thì không thể nào có được những áng văn miêu tả độc đáo và gợi cảm đến thế.
Đoạn tùy bút Người lái đò Sông Đà miêu tả thiên nhiên rất độc đáo và rất dài, nhưng có lẽ cái thiên nhiên đó hiện lên chỉ làm nền cho hình ảnh con người mà thôi. Thiên nhiên càng hùng vĩ bao nhiêu, dữ tợn bao nhiêu, hiền hòa bao nhiêu thì con người trong thiên nhiên đó càng hùng tráng, kiên cường anh dũng và tài hoa, thơ mộng bấy nhiêu.
Hãy nhìn ông lái đò “Tuy ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh ghì lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nói trước mặt ghềnh sông, nhãn giới ông vời vợi lúc nào cũng mong một cái bến xa xa nào đó trong sương mù”.
Bằng việc kính trọng cuộc sống, chúng ta trở nên mộ đạo một cách cơ bản, sâu sắc và sống động.
By respect for life we become religious in a way that is elementary, profound and alive.
Albert Schweitzer