Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng

HocTap321 hướng dẫn Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng ngữ văn lớp 10




Hướng dẫn soạn bài: Phú sông Bạch Đằng


Câu 1: Bố cục bài phú: gồm 4 đoạn


- Đoạn 1 (từ "Khách có kẻ ... luống còn lưu"): cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.


- Đoạn 2 (tiếp theo đến "nghìn xưa ca ngợi"): Lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.


- Đoạn 3 (tiếp theo đến "chừ lệ chan"): Suy ngẫm bình luận của các bô lão về những chiến công xưa.


- Đoạn 4 (phần còn lại): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.


Câu 2:


- "Khách" là người mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một
"tao nhân mặc khách" ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua
nhiều miền sông bể. "Khách" tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi
ca và suy ngẫm.


- Nhân vật "khách" tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa,
Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. "Khách" chính là cái tôi tác
giả - một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với
lịch sử đất nước.


- Cái tráng chí bốn phương của nhân vật "khách" (cũng là của tác giả) được gợi lên qua
những địa danh. "Khách" đã "đi qua" hai loại địa danh, loại địa danh lấy trong điển cố
Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt...) và loại địa
danh của đất Việt (Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng...). Loại địa danh thứ nhất
thể hiện tráng chí bốn phương, loại địa danh thứ hai mang tính cụ thể, đương đại thể hiện
tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông.


Câu 3: Cảm xúc của "khách"



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Khi nghi ngờ hãy nói sự thật.
When in doubt tell the truth.
Mark Twain
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

Insane