Soạn bài: Đồng chí
Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
1: Dòng thứ bảy của bài thơ chỉ có một từ “Đồng chí!”. Mạch cảm xúc của bài thơ trình bày theo cách khái quát từ riêng (từ mỗi cá thể anh và tôi đến chung, mà nét chung nhất là thành đồng chí). Trước và sau từ “đồng chí” đều trình bày như vậy. Có thể chia bài thơ thành hai phần. Mười bảy câu thơ đầu tiên nói về cơ sở hình thành và phát triển của tình đồng chí. Ba câu thơ còn lại nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ mang tình đồng chí chiến đấu vì vầng trăng đất nước hòa bình.
2: Cơ sở để hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng là cùng xuất thân từ làng quê nghèo, họ gặp nhau bởi cùng chung lòng yêu nước, chung sự thiếu thốn của người lính ngày đầu kháng chiến. Chung quê nghèo nên dễ cảm thông. Chung đơn vị nên từ xa lạ trở nên quen biết gần gũi: Súng bên súng đầu sát bên đầu. Chung thiếu thốn nên đắp chăn chung, thành đôi chi kỉ.
3: Những hình ảnh, chi tiết thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính một cách cụ thể:
Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỉ.
Sốt run người vừng chán ướt mồ hôi.
Những hình ảnh, chi tiết ấy cho thấy người lính chung nhau rất nhiều điều. Ngoài tinh thần yêu nước, lí tưởng cách mạng, họ còn chung nhau, sẻ chia với nhau những lúc thiếu thốn, những khi ốm đau, và cả những nguy hiểm khi đánh giặc. Đúng là tinh thần đồng cam cộng khổ “Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết” (Giá từng thước đất – Chính Hữu). Những hình ảnh chi tiết ấy vừa cắt nghĩa vì sao tình đồng chí trở nên thiêng liêng, cao đẹp, vừa cho thấy sức mạnh của những người chiến sĩ chân đất áo nâu. Thiếu thốn, bệnh tật, gian khổ càng làm cho họ gắn bó thành một khối với sức mạnh lớn lao, chủ động đánh giặc và giành thắng lợi.
4: Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Nếu ta suy nghĩ hai lần trước khi nói, ta sẽ nói hay gấp đôi.
Khuyết danh