Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ




Dưới đây là bài viết phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Chúc thí sinh ôn thi thật tốt để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.


Array
Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ, học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhiều người biết đến với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” – tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt Nam ở thế kỷ XVI. Tác phẩm phần lớn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ đức” của đạo đức phong kiến”, trong đó phải kể đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương .









Câu chuyện đề cập đến số phận của một người phụ nữ tên Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Nàng được mọi người biết đến là một người vợ đoan chính, đảm đang. Trong thời gian chồng đi lính ở phương xa, Nàng luôn giữ lòng thủy chung, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ.


Sau khi người chồng trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện  lên,  ẩn  hiện  trong  chốc  lát  rồi  trở  lại  Long  Cung.  Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện vờ ghen vớ vẩn  của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.


Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị,  nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn  khuôn phép,  không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay ghen. Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng. Lời của nàng thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ … làm mọi người trong tiệc đều ứa hai hàng  lệ.


Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây  che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được”.  Hơn nữa, nàng là  một người con dâu hiếu kính, tận tụy chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu như đối với mẹ đẻ mình).


Rồi đằng đẳng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cũng là lúc nàng bị nghi oan. Trương Sinh luôn mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương  Sinh:  “trước   đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến…”   Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy. Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi.


Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: “Thiếp vốn con kẻ khó … mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Nàng đã nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù  họ hàng, làng xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ Nương  thống thiết: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng … đâu có thể lên núi vọng phu kia nữa!”. Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng giờ đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hóa đá….


Tuyệt vọng vì phải gánh chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giải bày, cứu chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. Lời khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch  gìn lòng, vào nước xin làm ngọc  Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Nga Mĩ. Nhựợc bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ …”  lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa – con người rơi cảnh ngộ bế tắc, không thể tiếp tục sống   để   tự   giải   oan   tình   mà   phải   tìm   đến   cái   chết   để   thần   linh   chứng   dám. Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc, nghĩ đến câu  “ngựa Hồ gầm giá Bắc, chim Việt đậu cành Nam” rồi hiện về trên dòng nước cho thoả lòng nhớ chồng, con.


Qua những hoàn cảnh khác nhau của vũ Nương, với những lời tự thoại của nàng, truyện đã    khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam – một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, …. lẽ ra phải được hạnh    phúc trọn vẹn thế mà phải chết một cách oan uổng, đau  đớn.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Nguồn gốc thực sự của đau khổ là sự nhút nhát của chúng ta.
The true source of our sufferings has been our timidity.
John Adams
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

Ring ring