Lịch Sử 9-Bài 24.CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 1945-1946). Phần 2



Sử 9-Bài 24.CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 1945-1946). Phần 2

IV . NHÂN DÂN NAM BỘ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC .



+ Đêm 22 rạng 23-9-1945, được sự giúp sức của quân Anh , thực dân Pháp đánh chiếm Sài gòn , mở đầu xâm lược nước ta lần hai .



+Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đánh địch bằng bất cứ vũ khí gì có trong tay và bằng mọi phương pháp .



+ 10-1945 , tướng Lơ- cléc đến Sài gòn mang theo viện binh .



+Đồng bào miền Bắc và miền Trung hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác , dồn sức người , sức của ủng hộ Nam Bộ kháng chiến .



Lịch Sử 9-Bài 24.CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 1945-1946). Phần 2



Nam Bộ kháng chiến, tranh sơn dầu của Cổ Tấn Hùng.



Lịch Sử 9-Bài 24.CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 1945-1946). Phần 2



Đoàn quân Nam tiến vào Nam bộ chiến đấu



V. ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN TƯỞNG VÀ BỌN PHẢN CÁCH MẠNG .



-Hòa hoãn , nhân nhượng một số quyền lợi về chính trị ( đồng ý chia 70 ghế trong quốc hội , một số ghế bộ trưởng ..), về kinh tế ( cung cấp lương thực và tiêu tiến mất giá của Tưởng …)



-Ta chủ trương mềm dẻo trong sách lược , cứng rắn về nguyên tắc .., chiến lược.



VI. HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ (6-3-1946) VÀ TẠM ƯỚC ( 14-9-1946) .



1. Hiệp định sơ bộ –6-3-1946.



a. Hoàn cảnh :



- Pháp muốn thôn tính cả nước ta , nên đàm phán với Tưởng để thay thế Tưởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam . Hiệp ước Hoa –Pháp ( 28-2-1946) đặt ra trước 2 con đường :



+ Cầm vũ khí chống Pháp .



+ Chủ động đàm phán với Pháp để loại trừ quân Tưởng , tranh thủ thời gian hòa hoãn , chuẩn bị kháng chiến lâu dài



- Ta chọn con đường thứ hai và ký với Pháp Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946 .



b. Nội dung :



- Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do .



- Ta đồng ý cho Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng , số quân này sẽ rút dần trong thời hạn năm năm



- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ



c. Ý nghĩa :



- Loại trừ bớt kẻ thù , tập trung chống kẻ thù chính là thực dân Pháp .



- Ta có thêm thời gian củng cố lực lượng



2. Tạm nước 14-9-1946 :



- Phía Pháp ra sức phá hoại Hiệp Định ( gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ , thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị …), cuộc đàm phán Việt- Pháp ở Phon -ten –nơ- blô thất bại .



- Trước tình hình đó , ta lại ký với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946 nhượng cho Pháp 1 số quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở VN, thêm thời gian hòa hõan có lợi cho ta .



-Việc ký các Hiệp Định và Tạm ước trên chứng tỏ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương sáng suốt đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách to lớn sẵn sành bước vào cuộc chiến đấu không thể tránh khỏi .







Lịch Sử 9-Bài 24.CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 1945-1946). Phần 2



Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Minh Giám đọc lại lần cuối bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946.

Lịch Sử 9-Bài 24.CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 1945-1946). Phần 2



Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Jean SAINTENY







Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp




, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Tự làm mình khổ nhục để đánh lừa quân địch.
Khổ nhục kế.
Tôn Tử
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

Disneyland 1972 Love the old s