Đề bài: Phân tích nhân vật bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu ” (chủ yếu dựa vào đoạn trích “Trong lòng mẹ “
Trong suốt cuộc đời viết vãn của mình, nhà vãn Nguyên Hổng đã gặt hái được rất nhiều thành công. Nhưng chính tác phẩm “Những ngày thơ ấu” viết khi ông tròn 18 tuổi, đã đưa ổng bước vào làng văn một cách chững chạc và quả quyết. Tác phẩm chính là một tập hổi kí về cuộc đời đầy đau khổ, sóng gió của nhà văn.
Bằng cách dẫn chuyện tài tình, tác giả đưa ta đến với gia đình bé Hồng, một gia đinh rất giầu có. Bằng chứng là vào ngày sinh cùa chú bé, rất nhiều vị có máu mật đến chúc mừng. Đổ lễ đổ mừng chật ních cả nhà. Tướng rằng bé Hồng sẽ mãi sống trong cảnh giàu sang, sung sướng, nhung ngờ đâu cuộc đời em chìm ngập trong đau thương, khổ ải. Có lẽ bát hạnh lớn nhất đối với Hổng là việc cha mẹ em lấy nhau chi vì ép buộc, không có hạnh phúc. “Sự trái ngược cay đắng đó đã hiểu rõ rệt và thấm thìa ngay lừ năm lên bảy, lân tám”. Chính em cũng phải nói thố là gì ! Còn cay đắng, xót xa nào hơn khi đứa con biết “người mẹ thỉnh thoảng lại mỉm những nụ cười êm ấm, dịu dàng”, nhưng trong lòng thì “luôn giá buốt, đau đớn phiền muộn”.
Trong cuộc sống từ bé của Hổng, tình cảm gia đình đã có cái gì đó gượng ép, cha mẹ sống với nhau mà nhau như không có tình cảm. tất cả chỉ vì đứa con chung, chính là Hổng. Và cũng ngay từ bé, Hồng đã nghe những lời đồn không mấy tốt đẹp vể mẹ. Việc mẹ đẻ em Quế với ông cai H. chứ không phái với thầy, v.v… Tất cả những chuyện như thế, không phải ai khác mà chính những người trong gia đình đã gây nên ngọn lửa tò mò trong em. Để đến nỗi trong suốt một thời gian dài Hổng phải sống trong sự dằn vặt, phân vân. không biết ai đúng, ai sai. Rồi khi gia đình sa sút vì cái bàn đèn của bố Hồng, gia đình đã quyết định bán nhà. Tuy rằng đó là mội sự mất mát lớn, nhưng Hồng là một chú bé rất giàu tình cảm. Những lời nói ngây thơ cùa em: “Để con đi học rồi con xây lại nhà cho bà” đã phần nào giảm bới không khí nặng nề, u ám đang bao trùm lên gia đinh. Góp phấn vào đấy là sự khánh kiệt đến cực độ cùa gia đình Hổng. Mẹ thì buôn bán thua lỗ, thầy thì nghiện thuốc phiện, ngày ngày phải sống ãn bám vào vợ. Vậy dấy ! Cái cuộc sống tưởng như sung áướhg, nhàn hạ của bé Hồng, giờ trở nên nghèo túng, thiếu thốn. Không những thiếu thốn về mặt sinh hoạt, vui chơi,… mà em còn thiếu một gia đình ấm cúng, thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho tuổi ấu thơ cùa em. Người cha, chỗ dựa của cả gia đình, nay lại nghiện ngập, hút xách, sống ăn bám. Khốn nạn đến nỗi phải cướp tiền của Hồng để mua thuốc hút. Thử hói rằng ai mà không xấu hổ, đau đớn khi có một người chồng, một người cha như vậy!
Cuối cùng, thì cha Hổng, cả đời sống tối lãm, u uất, nay đã chết trong nghèo nàn, nghiện ngập. Người mẹ khao khát yêu thương đành phải chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không lối thoát nay đã chạy thoái khỏi sự cổ hủ của lễ giáo phong kiến đè nặng lẽn cuộc đời mình, bà đi vào Thanh Hóa, bỏ lại bé Hồng bơ vơ, côi cút giữa sự ghẻ lạnh của những người họ hàng giàu có. Hồng phải chịu những lời lẽ cay nghiệt, xấu xa từ phía họ nội. Hoàn cành bắt buộc em phải trở thành đứa trỏ lêu lổng, đói rách, luôn khao khát một cuộc sống, một tình yêu thương đích thực. Vậy mà cái mong muốn đơn thuần, giản đơn ấy mãi mãi không thực hiện được. Đối với Hồng, cái cảnh của nhà thờ đêm Noel không có chỗ cho em, cho những con chiên bé nhỏ tìm sự che chở, ban phước cùa Chúa, mà chỉ dành cho những ông Tây, bà đầm, những chức dịch, những kẻ quyền quý, khệnh khạng và bệ vệ. Khó khăn lắm em mới len được vào, để có thể nhìn thay bàn thờ. Rõ ràng cái xã hội thối tha bẩn thỉu ấy không phải là chỗ đứng của em. Nhưng biết làm sao dược! Chúa đã ấn định cho cuộc đời Hồng một vực thắm tăm tối. Cái vực thẳm ấy sẵn sàng nhấn chìm em, nếu em có một phút lỡ làng, quên đi bản chất hổn nhiên ngây thơ, chân thật của minh.
Mặc dù sống hoàn cảnh như vậy, nhưng tâm hồn Hồng vẫn là vì sao lấp lánh giữa bầu trời thăm thẳm. Trong tâm tư của bé Hồng vẫn tồn tại hình ảnh một người cha dịu dàng, ngọt ngào; một người mẹ “chỉ vì sợ hãi những thành kiến cổ hủ mà xa lìa các con. Chính cuộc nói chuyện giữa Hồng và bà cô đã nói lên điều ấy. Bà cô thì một mực nói xấu, xúc xiểng mẹ Hổng nhưng tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí em. Và ngay cả chúng ta cũng phải cõng nhận rằng Hồng rất thông minh, tinh ý. Bời đối với một đứa trẻ, một năm không được gặp mẹ, không nhận được một lá thư, một lời tham hỏi âu yếm, không xin mẹ được một đồng quà, khi bắt gặp câu hỏi “có muốn vào chơi với mẹ hay không ? Với tâm lí ngây thơ, trong sáng sẽ trả lời ngay là “Có” khổng chút đắn đo. Nhưng Hồng thì lại khác. Em cũng toan trả lời là “có”, nhưng chợt nhận ra những điều không tốt đẹp trong cãu nói ấy nên mới phản bác lại ý muốn dồn nén trong lòng từ bấy lâu nay của mình để có được cái “chợt” ấy quả là một quá trình lâu dài, được hình thành từ những việc xảy ra trong cuộc sống mà em quan sát và tiếp thu được.
Những động cơ xấu, như bà cô, đã làm mất đi phần nào tính ngây thơ trong Hống, đế đến nổi mỗi lời nói, mỗi hành dông của em đều được cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng. Trong em, sự tính toán cùa người lớn đã trở thành không thể thiếu. Bời ớ cái xã hội của em, mọi người hầu như đều giả dối, ác độc. Đáng thương biết bao ! Và tiếng cười của em khi trả lời bà cô: “Cháu không muốn vào” như gây cho người đọc cảm giác: như Hồng không chú ý, không buồn bã khi phải xa mẹ. Mặc dù trà lời như vậy nhưng chắc rằng lúc bấy giờ, trong lòng Hồng, hình ảnh và những tình cảm thương yêu mặn nồng đối với mẹ đang trào dâng nghẹn ngào. Đúng vây ! Tất cả diễn biến tâm trạng cùa Hổng đều trái ngược với lời nói, hành động của em. Điều đó chẳng lẽ không phải là một nỗi đau thầm kín nhưng sâu sắc, giằng xé tâm hổn em hay sao ? Đặc biệt tâm trí cùa bé Hồng cũng được nhà văn miêu tả theo mức độ tâng dần. Lúc đầu Hổng còn cười, sau đó “lòng em thắt lại, khóc mất đã cay cay”. Chúng ta càng hiểu rõ và càng căm ghét bà cô độc ác bao nhiêu, thì tình thương yêu, cảm thông bé Hồng lại càng mãnh liệt, đậm đà bấy nhiêu. Vết thương trong lòng em đã không được hàn gắn, nay lại bị người khác dào bới thêm ra nên Hồng như thấy lòng mình thát lại, quặn đau. Nếu trước kia em cố làm ra vẻ lính bơ thì nay không thế kìm nén được nữa. Em trờ về đúng tâm trạng cúa mình: đau đớn, tủi phận khi thấy cồ nói xấu, xúc xiếrng người mẹ em hàng tôn quý. Sự đau đớn đó lại càng lên tới lột đinh khi Hồng nghe có nói mẹ mình sinh em bé. Nhưng Hồng đâu trách mẹ, chỉ vì mẹ chưa đoạn tang cha mà đã chửa đẻ với người khác. Chính bới em cũng hiểu cuộc hổn nhân cùa cha mẹ hoàn toàn bị ép buộc, không có hạnh phúc. Cho nên việc mẹ gây dựng hạnh phúc với người khác,chẳng qua vì mẹ cố tìm lai thời thanh xuân mà mình đã đánh mất, đã chôn vùi dưới nấm mồ thời gian mà thôi. Duy nhất Hổng chỉ trách mẹ đã không dám đối mặt với cái lể thói, hủ tục phong kiến bấy lâu nay chèn ép, vùi dập cuộc sống của mẹ, đã cướp đi hạnh phúc, tổ ấm mà đáng lẽ ra một người như mẹ được hường. Nhà văn miêu tả rất thành công điệu cười của Hổng: “Cười dài trong tiếng khóc ”. Cái tiếng cười ấy chứa đựng biết bao hàm ý. Trước hết dó là một tiếng cười chua xót, túi phận khi không có một mái ấm gia đình như ai. Sau nữa là tiếng cười căm giận, mỉa mại. Trong cuộc nói chuyện ấy, cuối cùng là hình ảnh bé Hồng “Cổ họng nghẹn ừ, khóc không còn ra tiếng” . Có lẽ lúc ấy do quá đau đớn nên Hổng mới trở nên yếu đuối, quỵ gục về thể xác. Nhưng trong tâm hồn em, tình thương (lối với mẹ vẫn là võ biên. Nhà vãn viết: “Giá những hủ rục đã đầy đọa mẹ tôi ấy là một vật có thể như hòn đá. cực thủy tính hay đầu mầu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy. nhét vào miệng ngấu nghiến cho kỳ vụn như cám mới thôi”. Phải! Em vẫn còn đù sức để nghiền nát, để xóa bỏ những gì đã đầy đọa mẹ em khổ cực. Chi tiết này chứng tỏ tình cảm cúa Hồng đối với mẹ thật là bao la, vô bờ bến.
Nếu trong cuộc nói chuyện với bà cô, Hổng đã phải đau đớn, giằng xé bao nhiêu thì nay em lại được đền bù bấy nhiêu. Đấy là sự trớ về của mẹ Hồng. Bằng những trực giác hết sức tinh tế nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nổng nàn Hồng dành cho mẹ, em đã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ mình. Nhưng do quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ ”mình đã lầm”. Vậy nhưng bé Hồng vẫn cất tiếng gọi một cách bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơì ! Mợ ơi!
Đến đãy, ngay cả người đọc cũng hồi hộp và mừng thầm thay cho em. Nếu người đó là mẹ Hồng thì em đã dược đền bù thích đấng sau bao naày sống khốn khổ, bơ vơ. Nhưng nếu không phải thì còn thất vọng nào cho bằng. Chính em cũng nói lên điều đó. Thực sự em nhầm lẫn thì khác nào người bộ hành đi giữa sa mạc mênh mòng bắt gập ảo ảnh của bóng râm và dòng suối. May mắn thay dó chinh là mẹ Hồng. Hình ảnh em hồng hộc chạy theo xe tay, đến nơi thì khóc lên nức nở chứng tỏ em rất nhạy cảm. Em túi thân lắm nên tiếng khóc nghẹn ngào mới bặt ra khi gập mẹ. Đồng thời đó còn là tiếng khóc sung sướng, vỡ òa ra. Và khi nhà vãn nói lên tâm trạng bé Hồng: “Nhận ra mẹ không còm cõi xơ xác quá như lời cô tôi nói”, chúng ta mới vỡ lẽ rằng dù sao Hồng vẫn còn là một đứa trẻ. Em bảo vệ, bênh vực mẹ là thế, nhưng em vẫn chịu ảnh hưởng của lời nói dộc địa từ bà cô. Em vẫn nhận rằng mẹ không đến nỗi nhu cô nói chứng tỏ phán nào em cũna tin những thông tin kia. Nhưng do lúc ấy, niềm sung sướng choáng ngợp tâm trí em nên em có thể quên ngay những lời đồn đại xấu xa về mẹ. Hổng lúc ấy chỉ là một chú bé con, trở về trong lòng người mẹ yêu dấu. Em thực sự phải được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao ấy bời con người, tâm hồn em đích thực là một vì sao lạc lõng, nhỏ bé nhưng sáng chói giữa bầu trời bao la.
Qua toàn bộ tác phẩm, nhất là ò chương IV, chúng ta có thể học tập được rất nhiều đức tính ở bé Hồng . Mặc dù lớn lẽn trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt nhưng Hổng vẫn đấu tranh cho cuộc sống của mình, đấu tranh cho những gì mà mình thấy là lẽ phải, là hợp đạo lí. Chắc chắn sau này hình ảnh cậu bé đáng yêu và đáng thương này mãi ngời sáng trong tâm hổn chúng ta.
Tình yêu là câu trả lời sáng suốt và thích đáng duy nhất cho vấn đề về sự tồn tại của con người.
Love is the only sane and satisfactory answer to the problem of human existence.
Erich Fromm