Nhạc sĩ S.Gunô có nói:
Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận rằng tôi có tài. Ba mươi tuổi, tôi đã nói: “Tôi và Mô-da”. Bốn mươi tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”.
Hãy bình luận ý kiến trên.
A- Yêu cầu.
Kiểu bài bình luận một vấn đề xã hội, thuộc phạm trù đạo đức. Nội dung phải bình Luận: tự nhận thức về tài nóng và khách quan đánh giá tài năng của người khác. Bài học về đức khiêm tốn để rèn luyện nhân cách văn hóa. Biết phối hợp 3 thao tác trong một bài văn: giải thích – bình luận – chứng minh, trong đó, bình luận là chủ yếu.
Thời gian và sự từng trải, làm cho mỗi chúng ta khôn lên, già dần thêm. Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần ? Những bậc vĩ nhân, những người danh tiếng cố kim, đông, tây đều có nhiều ý kiến sâu sắc về vấn đề này. S.Gunô, nhạc sĩ vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ 19 để lại nhiều trang hồi kí thật xúc động về mối quan hệ giữa ông với nhạc sĩ thiên tài Môda. Ông có nói:
“Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận rằng tôi có tài. Ba mươi tuổi, tôi đã nói: “Tôi và Mô-da”. Bốn mươi tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”
Môda là một nghệ sĩ thiên tài của nước Áo về âm nhạc trong thế kỷ 19, một danh nhân văn hóa thế giới. Câu nói trên đây sờ dĩ được lưu truyền,-và đó là một câu nói chân thực của một nhân tài nói về một thiên tài. Hơn thế nữa, câu nói ấy hàm chứa một bài học đường đời, bài học về khiêm tốn, tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách văn hóa.
Thế ki thứ 19 gần như đồng thời xuất hiên ở Pari nước Pháp và ở Viên thù đô nước Áo hai thẩn đồng về âm nhạc, đó là S.Gunô và Môda. Họ là niềm tự hào của đất nước mình, tựa như hai ngôi sao âm nhạc cùng sáng chói trên bầu trời. Trong hồi ký của mình, S.Gunụ cho biết: “Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận rằng tôi có tài ” Năng khiếu âm nhạc của S.Crunô nảy nở rất sớm, ông lại được nhiều giáo sư âm nhạc danh tiếng của Pháp thời bấy giờ dạy dỗ và rèn luyện. Nóm 20 tuổi, ụng dó thành một nhạc sĩ lừng danh của nước Pháp. Lời bộc bạch của Gunô phản ánh đúng là một tài năng thời trẻ, quá tự tin, tự hào về tài năng của mình “chi thừa nhận” rằng mình là “có tài”. Có tài thường có tật, tự cho mình là tất cả, hơn hết mọi người. Đó là tâm lí, là nhược điểm của nhiều người, trong đó có Gunô. Tuổi trẻ mới lớn lên, chưa thử thách va chạm nhiều với đời. kinh nghiệm sống cũng hạn chế, vì thế họ bổng bột, chưa chín chắn, cũng hiếu thắng. Họ tự cho mình là tài giỏi, coi cái gì của mình cũng giỏi, cũng hay, cũng “nhất thiên hạ”. Coi mình cũng có thể làm được và làm tốt, làm hay, làm giỏi hơn người. Ngựa non vốn háu đá. Vả lại, lúc bấy giờ, Gunô và nhiều tài năng âm nhạc khác chưa có dịp trực tiếp thi thố tài năng nên ông mới nói như vậy. Chân lí cũng ở phía trước. Gunô chân thành đánh giá tư tưởng, đạo đức của minh thời trai trẻ. ở đời, ai cũng cần đem tài năng thi thố với thiên hạ. Phải biết tự khẳng định mình, tự hào và tự tin vẻ năng lực, tài năng của mình. Cứ tự hào, tự tin về mình mới tạo nên bản lĩnh sống, biết vào đời với tất cả nghị lực và ý chí kiên cường mạnh mẽ. Có tự hào, tự tin mới có thể phát triển tài năng của minh để làm nên sự nghiệp to tát, lưu danh sử sách.
Nhưng tự tin và tự hào mà không kiêu căng, tự phụ, bởi lẽ kiêu căng, tự phụ là nguy cơ hủy diệt tài năng. Tài năng chỉ có thể đơm hoa kết trái trên cơ sở một nhân cách cao đẹp. Không thể sống tầm thường nhạt nhẽo và vô vị. Cũng không thể tự phụ kiêu căng. Một cách sống đẹp là tự mình biết tự và đánh giá đúng tài năng của mình, đức độ mình, ra sức học tập và tu dưỡng phát triển tài năng, phẩm chất của mình.
Đức hơn tài là quân tử, tài hơn đức là tiểu nhân.
Khuyết danh