Giới thiệu Triều đình nước Nam – đời vua Tự Đức của học giả Trần Trọng Kim




Dưới đây là bài giới thiệu về Triều đình nước Nam – đời vua Tự Đức của học giả Trần Trọng Kim


Từ đầu thập cửu, thế kỷ (thế kỷ 19) trở đi, văn minh và học thuật của thiên hạ đã tiến bộ nhiều mủ sự cạnh tranh của các nước cũng kịch liệt hơn trước. Thế mà những người giữ cái trách nhiệm chính trị nước mình chỉ chăm việc văn chương, khéo nghe nghiên bút, bàn đến quốc sự thì phi Nghiên, Thuấn, lại Hạ, Thương, Chu. việc mấy nghìn năm trước cứ đem làm gương cho thời hiện tại, rồi cứ nghiễm nhiên tự xưng mình là hơn người, cho thiên hạ là dã man. Ấy là triều đinh nước Nam là lúc bấy giờ phần nhiều là những ngưởì như thế cả. Tuy có một vài người đã đi ra ngoài, trông thấy cảnh tượng thiên hạ, về nói lại, thì các cụ ở nhà cho là nói bậý, làm hủy hại kỉ cương. Thành ra người không biết cứ một niềm tự đắc, người biết thì phải giả câm làm điếc, không thở ra với ai được phải ngồi khoanh tay mà chịu.









Xem như mấy năm về sau, nhà vua có hỏi đến việc phú quốc cường binh, các quan hết lẽ nọ lẽ kia, nào chiến, nào thử, mà chẳng thấy làm được việc gì ra trò. Vả thời bấy giờ, cũng đã có người hiểu thời thế, chịu đi du học và muốn thay đổi chính trị. Như năm Bính Dần (1866) là năm Tự Đức thứ 19 có mấy người ở Nghệ An là Nguyễn Đức Hậu, Nguyên Trường Tộ, Nguyễn Điểu đi du học phương Tây. Sau Nguyễn Trường Tộ về làm một bản điều trần rất dài, kể hết cái tình thế nước mình và cái cảnh tượng các nước, rồi gửi nhà vua mau mau cải lương mọi việc, không thì mất nước. Vua giao lời dich chân lí cho các quan duyệt nghị. Đình thần đều lẩy làm sự nói càn, không ai chịu nghe.


Năm Mậu Thìn (1868) là năm Tự Đức thứ 21 có người ở Ninh Bình lên là Đinh Văn Điển dâng tờ điếu trần nói lên đặt doanh điền, khai mỏ vàng, làm tàu hỏa, chữ người các nước phương Tây vào buôn bán,  luyện tập sĩ tốt, để phòng khi chiến thủ, thêm lương thực cho quan quân, bớt sưu dịch dân sự, thưởng cho những kẻ có công, nuôi nấng những người bị thương, tàn tật, v.v… Đại đề là những điều ích quốc lợi dân cà, thế mà đình thần cho là không hợp thời thế, rồi bỏ không dùng.


Các quan di sử các nơi về tâu mọi việc, vua hỏi đến đình thẩn thì mọi người đều bác bỏ, cái gì cũng cho là không hợp thời.


(Trích “Việt Nam sử lược”)




, ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Luôn nhắm tới sự hài hòa tuyệt đối giữa tư tưởng, lời nói và hành động. Luôn luôn nhắm tới sự trong sạch trong tư tưởng và mọi thứ sẽ tốt đẹp.
Always aim at complete harmony of thought and word and deed. Always aim at purifying your thoughts and everything will be well.
Mahatma Gandhi
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

XtGem Forum catalog