Dưới đây là bài phân tích bài Nhớ rừng của Thế Lữ
Thế Lữ (1007-1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ. Làm thơ viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Phương diện nào ông cũng có thành tựu xuất sắc.
Thế Lữ là thi sĩ tiên phong, được ngợi ca là “Đệ nhất thi sĩ” trong phong trào “Thơ mới” (1932-1941). Tác phẩm thơ: “Mấy vần thơ” thể hiện một “hồn thơ rộng mở”, với cảm hứng lãng mạn dào dạt, nồng nàn, say đắm và thiết tha.
Bài thơ Nhớ rừng được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Nhớ rừng mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Thái độ của con hổ bị giam là một sự tha hóa lãng mạn cho chính nó, khi bốn bức tường vây nhục nhã, không thoát, chỉ còn một chỗ nương ẩn là nhớ về một thuở “hồng hoang”, nơi đó ẩn hiện vóc dáng “hùm thiêng” cái thời mà:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng…/ nhưng: …Giữa chốn thảo hoa,không tên không tuổi”, sao mà cô đơn lạnh lùng, khi mà quyền uy đạt đến điểm cao nhất, Thì chính nó trở thành “Đỉnh gió hú”, chỉ còn lại mình ta “không tên không tuổi”, đã làm cho vạn vật bị tan biến…Thì chính lúc ta quay về với chốn trơ vơ cùng tận.Cùng thời, Xuân Diệu cũng có những vần thơ lưu đậm dấu vết như trong bài thơ “Hi Mã Lạp Sơn”, chỉ ra cái bi kịch, khi tưởng mình trên đỉnh cao, thì chính là lúc ta “rơi ngoài”, hiện tượng này ai trải qua đều thấy:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
…
Vĩ nhân thường sống theo những câu danh ngôn, người tầm thường chỉ thích chép những câu danh ngôn đó.
Khuyết danh