Bài viết
Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường cùa Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh).
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên vì thiên nhiên như một người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc nhiều đến thiên nhiên, đăc biệt là trăng. Có thể nói, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài trăng như người bạn cùng vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là một bài như thế.
Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong một đêm yên tĩnh (măc dù trăng tràn ngập khắp nơi). Và đó là một đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo và chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dung lên nỗi nhớ quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiết tha cùa tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi.
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng và thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi. Tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Chính ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang phủ kín trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc một cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng, trong lòng thi nhân đang chất chứa một nỗi niềm tâm sự nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đổng thời với sự nhầm lẫn ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên.
Không chỉ trong hai câu thơ đầu nói đến trăng mà đến câu thơ thứ ba vẫn nói về trăng, về thiên nhiên:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Con bất hiếu luôn oán trách mẹ cha, người xấu mắc nợ oán chủ cho vay.
Ngạn ngữ Trung Quốc