Em hãy giải thích sự Im lặng của Phan Bội Châu trong tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (Bài 2)

Đề bài: 


Có người sau khi đọc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu cứ băn khoăn: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không để Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt Va-ren mà chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua, kín đáo, vô hình trên gương măt. Người đó cũng không hiểu vì sao cái im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu lại có thể làm cho Va-ren sửng sốt cả người. Em đã học kĩ tác phẩm này, hãy giải thích cho người đó rõ.









Bài viết


Với bút pháp và phong cách hiện đại, Nguyễn Ái Quốc đã dựng lên lớp kịch vô cùng thú vị giữa tên toàn quyền Va-ren xảo quyệt với Phan Bội Châu -bậc anh hùng, một vĩ nhân. Trái ngược với màn hùng biện của Va-ren là sự im lặng tuyệt đối của cụ Phan. Chỉ một lần trên môi cụ nở nụ cười nhưng đó lại là nụ cười ruổi thoáng qua kín đáo, vô hình. Chính điều đó cùng với cái : sửng sốt cả người cùa Va­ren đã khiến không ít người đọc phải mang trong lòng nỗi băn khoăn.


Không băn khoãn sao được khi đáp trả lại những lời lẽ thâm độc của Va-ren, Phan Bội Châu chỉ một mực im lặng. Tại sao Nguyễn Ái Quốc không để cho Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt Va-ren? Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì nước đổ lá khoai. Đơn giản vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu. Tác giả đã nói rằng đã có một viên quan ở đấy làm thông ngôn. Vậy vấn đề ở đây rõ ràng không phải việc bất đồng ngôn ngữ, chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã chẳng thể nói chung thứ tiếng nói với bậc anh hùng, vị thiên xứ , đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng. Để thuyết phục Phan Bội Châu phản bội Tổ quốc, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn chỉ biết đưa ra tấm gương của những kẻ phản bội đê hèn khác, những kẻ ruồng bỏ lòng tin và lí tường, ruồng bỏ quá khứ cầm quyền cao chức trọng. Thật là những lời lẽ đáng xấu hổ và trơ trẽn trước con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt cướp nước mình”, một con người sống vì lí tưởng, chết cho lí tường. Hòng trút bỏ những ý nghĩa phục thù và những mưu đồ xưa cũ của Phan Bội Châu, ngăn cản cụ Phan xúi giục đồng bào chống lại thực dân Pháp thì ngoài việc khoe mẽ nguồn gốc xấu xa bỉ ổi, con dường công danh nhục nhã của mình, Va-ren còn mang cả tự do tới cho cụ Phan. Đó là những lời nói ngon ngọt chứa bên trong thứ thuốc độc đáng sợ: Chúng ta có thể cùng nhau làm cho gì ước mong trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một xứ tự trị, một nước Pháp ở châu Á. Va-ren chẳng khác nào tên hề đang diễn thứ trò hề nhạt nhẽo, chẳng thuyết phục được người nghe. Giọng nói khi chân thành thống thiết, khi châm chọc mỉa mai của một diễn viên hạng tồi, Va-ren còn hành động kệch cỡm và nực cười hơn gấp nhiều lần. Tự đặt mình vào tư thế người hào hiệp, đầy chủ động, hắn dõng dạc tuyên bố: Tôi không đem tự do đến cho ông đấy! trong khi tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang  xiết chật Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm. Hai người thuộc về hai thái cực với bản chất hoàn toàn khác nhau. Họ là những kẻ thù không đội trời chung, làm sao có thể hiểu nhau? Cái im lặng của cụ Phan thể hiện sự coi thường, khinh bỉ đến cao độ đối với kẻ thù đê hèn tráo trở. Tự nó đã vạch trần bộ mặt giả dối và đểu cáng của tên Va-ren, có ý nghĩa gấp nhiều lần việc cụ thét mắng và xỉ vả hắn. Dường như, đối với Phan Bội Châu, Va-ren chẳng hề tồn tại trên đời, những lời lẽ nhơ bẩn của hắn chẳng hề ảnh hưởng tới thái độ và niểm tin vào lí tường của cụ. Trong thần thái bình thản, lạnh lùng dửng dưng, tác giả đã thể hiện tài quan sát và tưởng tượng độc đáo khi thấy nụ cười nhiếc ngọn râu mép, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy của Phan Bội Châu. Đó là khi nỗi khinh bỉ trong cụ lên đến tột cùng. Tuy vậy, hẳn phải để ý kĩ lắm, anh lính dòng An Nam mới may mắn chớp được giây phút đặc biệt này. Bởi đó là nụ cười kín đáo chẳng khác nào sự thể hiện nỗi khinh bì của cụ Phan.


Xét ở một khía cạnh nào đó, trong trường hợp này, sự im lặng của Phan Bội Châu cũng chính là một hình thức đấu tranh. Cái im lặng của sự bất hợp tác của sự cảnh giác cao độ trước mọi âm mưu thăm độc từ kẻ thù của người chiến sĩ. Và cái im lặng dửng dung ấy làm cho Va-ren sửng sốt cả người. Không sửng sốt sao được khi hắn nghĩ rằng tự do, danh vọng và cả thứ tương lai sáng lạn giả tạo mà hắn mang đến cho Phan Bội Châu, mà Pháp mang tới cho Việt Nam chẳng mấy tác động tới con người đang ngồi trước mặt. Tưởng rằng có thể mua được Phan Bội Châu một cách dễ dàng chỉ bằng giọng lưỡi ngon ngọt và lời hứa danh dự của một kẻ phản bội, song Va-ren đã nhầm. Vậy là màn kịch của diễn viên Va-ren hoàn toàn thất bại, thất bại thảm hại. Tài hùng biện hắn vốn tự hào chẳng có chút giá trị nào trước nhân cách hiên ngang bất khuất và sự tỉnh táo của cụ Phan. Đối với một vĩ nhân, một vị thiên xứ, bậc anh hùng… Va-ren thực sự là kẻ vô lại tiểu nhân.


Nguyễn Ái Quốc đã rất tài tình khi dùng trí tưởng tượng đưa người đọc tới tận cổng nhà lao chính, tận xà lim, nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết để chứng kiến một tấn kịch. Một tấn kịch mà chỉ có một diễn viên say sưa với vai diễn lố bịch của mình mà chẳng hề nhận được sự đồng tình từ phía khán giả. Sự im lặng của Phan Bội Châu trước miệng lưỡi xảo trá của Va-ren có ý nghĩa hơn cả việc tác giả để cụ Phan vạch tội hoặc thét mắng.



, ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Yêu là hành động.
To love is to act.
Victor Hugo
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

XtGem Forum catalog