“Tôn sư trọng đạo” Em hãy nêu ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện.

Bài viết


“Tôn sư trọng đạo” Em hãy nêu ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện.









Nhân dân ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Chính vì điều này mà vai trò của người thầy trong cuộc sống luôn rất được đề cao. Từ xa xưa, dân gian ta đã dạy: Không thầy đố mày làm lên. Thế nhưng cũng có ý kiến lại cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ khiến chúng ta không khỏi băn khoăn. Bởi thực tế dường như chúng ta đang đứng trước hai lời khuyên hoàn toàn đối lập nhau.


Có thế nói, trong việc học, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Thầy giáo là người trực tiếp dạy bảo ta. Thầy truyền cho ta kiến thức, chỉ cho chúng ta con đường và cách thức tiếp cận những điều chưa hề có hoặc có mà chưa sâu sắc trong kho tàng tri thức của chúng ta. Và vì thế mà kho tàng tri thức của chúng ta phong phú và sinh dộng. Lúc ta còn nhỏ, thầy (cô) giáo dạy ta học ăn học nói. Khi lớn lên các thầy lại dạy bảo ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo để có thể độc lập mà giải quyết những công việc của mình. Vai trò của người thầy như thế quả thực là vô cùng quan trọng và không thể nào thay thế được. Và như thế có nghĩa là lời dạy của nhân dân ta không thầy đố mày làm nên là hoàn toàn đúng đắn.


Tuy nhiên trong việc học, bên cạnh thầy (cô), chúng ta còn có bạn. Bạn bè là những người sống gần gũi với chúng ta. Họ luôn sẵn sàng và dễ dàng chia sẻ với chúng ta nhiều điều trong cuộc sống. Có những điều chưa hiểu hoặc chưa biết, chúng ta có thể cảm thấy ngại ngùng khi phải hỏi thầy nhưng lại rất dễ dàng mang đến và sẻ chia với bạn. Bạn giúp chúng ta giải toả những khó khăn, lại có thể trao đổi để rút ra những bài học quý phù hợp với tâm lí, nhận thức và kinh nghiệm của chúng ta. Chính vì việc học từ bạn cũng mang lại cho chúng ta nhiêu hữu ích mà nhân dân ta mới nói quá lên thành câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn.


Thực ra hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn với nhau. Mỗi câu là một bài học quý bởi thực tế cũng chứng minh học thầy và học bạn đều quan trọng, đều rất hữu ích đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của chúng ta. Thầy cung cấp kiến thức và phương pháp nhưng bạn bè lại là người luôn cùng chúng ta chung sức luyện rèn. Để học tốt, chúng ta phải thường xuyên coi trọng việc tiếp thu kiến thức và phương pháp của thầy. Đồng thời chúng ta cũng không ngừng học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Học như thế chẳng những chúng ta được nâng cao hơn về kiến thức mà chúng ta còn luôn luôn tự nhắc nhở mình về ý thức học tập, về sự phấn đấu và thi đua.


Việc học là sự nghiệp của cả đời người. Trong quá trình ấy, chúng ta phải biết ơn những người đã dạy dỗ chúng ta. Thế nhưng đã trở thành những con người hữu ích. chúng ta phải siêng năng học hỏi ở bạn bè và tự học trong cuộc sống. Nhà trường là một môi trường lớn nhưng xã hội còn là một môi trường giáo dục lớn hơn. Và như thế để giòi giang trong học tập và trong nghề nghiệp sau này ngay từ bây giờ, chúng ta phải xác định: phải không ngừng học tập và phải luôn luôn có ý thức phấn đấu để vươn lên.


 



, , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Toàn bộ nghệ thuật của sự giáo dục là nghệ thuật đánh thức sự tò mò bản năng của những trí óc non trẻ nhằm thỏa mãn nó sau đó.
The whole art of teaching is only the art of awakening the natural curiosity of young minds for the purpose of satisfying it afterwards.
Anatole France
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

pacman, rainbows, and roller s