Duck hunt

Qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, phân tích diễn biến tâm trạng của Mị khi mùa xuân đến, ở trong nhà thống lý Pá




ĐỀ BÀI: Qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, phân tích diễn biến tâm trạng của Mị khi mùa xuân đến, ở trong nhà thống lý Pá Tra.


Array









BÀI LÀM


Truyện Tây Bắc là tập truyện ngắn hay của Tô Hoài, trong đó nổi bật truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm này đã thể hiện đặc sắc cuộc sống của một đôi nam nữ thanh niên Mèo, Mị và A Phủ, trong suốt quá trình họ bị phong kiến thực dân áp bức đến khi giác ngộ cách mạng. Những tư tưởng, tình cảm của họ, đặc biệt là của cô gái Mị đã được tác giả thể hiện đặc sắc trong tác phẩm, nhất là đoạn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị ở nhà Pá Tra khi mùa xuân đến.


Mùa xuân đến. Mùa xuân đẹp nhất trong năm tháng mang lại cho con người hy vọng, ước mơ, là mùa lễ hội, vui chơi, mùa của tình yêu. Tuy nhiên sống trong nhà thông lý Pá Tra với tư cách là con dâu gạt nợ, làm việc quần quật như súc nô, Mị không có quyền vui chơi lễ hội. Nhưng những tiếng sáo gọi bạn, tiếng khèn đêm hội vẫn vang vọng đến căn buồng tăm tối của Mị đánh thức Mị một tâm hồn khao khát cuộc sống tưởng đã chết lịm từ bao giờ.


Từ một tâm trạng lặng lẽ, u uẩn, một cuộc sống vô vị như một cái máy, không có quá khứ, không có hiện tại và không có cả tương lai, Mị nghe tiếng sáo tha thiết gọi bạn mà hồi tưởng những ngày hồn nhiên, tươi trẻ thuở xưa. Ngày ấy, “Mị thổi sáo giỏi. Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo” đến nỗi biết bao nhiêu trai làng mê “đi theo Mị hết núi này đến núi khác”. Tiếng sáo đó giúp Mị nhận ra một điều tưởng như đã chìm vào quên lãng, rằng ngày xưa Mị cũng là một cô gái tài hoa, tươi trẻ, hồn nhiên và xinh đẹp, cũng làm say đắm lòng người. Thế mà bây giờ …


Tiết xuân, những âm thanh vui vẻ của đám hội và hồi tưởng về tuổi mộng mơ đã làm Mị như sống lại, Mị thấy yêu đời. Đâu phải đánh thức một tâm hồn chai lì như vậy là dễ nếu không có mùa xuân với sức sống của đất trời, với những tình yêu đôi lứa và nếu như bản thân Mị, không có một sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Sức sống đó đã bị Pá Tra bóp chết từ khi Mị mới bước chân về, không cho nó cơ hội nhen nhóm lại. Bây giờ nó bắt đầu bừng lên khi Mị thấy yêu đời “Mị thấy lòng mình vui sướng lại. Mị còn trẻ, Mị vẫn còn trẻ”. Nếu Mị đã tìm được một niềm vui dù mơ hồ, Mị thấy được tuổi trẻ của mình vẫn còn, Mị sẽ thấy thời gian quý giá và phải hưởng cho trọn vẹn chứ không để buông trôi vô vị như xưa nữa. Nếu như lúc trước Mị hoàn toàn mờ mịt về thời gian. Mị không nhớ mình về đây lúc nào, đã được mấy năm, vì suốt tháng đầu tắt mặt tối thì bây giờ Mị muốn được hưởng thú vui của tiết xuân. Những tiếng sáo tha thiết bồi hồi thúc giục Mị. Từ ý nghĩ “mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, chỉ biết “sống như con rùa lùi lũi ở xó cửa”, Mị muốn có cái quyền đơn giản như bao người khác: “Mị muốn đi chơi”. Có thể nói, đối với Mị, đây là một sự thay đổi lớn lao và vẫn còn kịp lúc, tuy bắt nguồn từ những cảm xúc nhất thời nhưng nó chứng tỏ Mị vẫn còn là một con người. Hễ là con người cũng biết vui xuân, vui tết, thổi sáo, đánh pao, nhảy múa …như bao người khác chứ…


Chính sự thay đổi đó làm A Sử ngạc nhiên vì dưới mắt hắn, Mị chẳng khác nào súc nô. Hành động trói Mị tàn nhẫn của hắn tuy giam giữ được thể xác Mị song không thể giam giữ được tâm hồn Mị: “lòng Mị vẫn rập rờn tiếng sáo”. Tai Mị vẫn lắng nghe tiếng sáo tỏ tình tha thiết ngoài bãi vọng vào. Tâm hồn Mị bây giờ như chơi vơi trong mộng tưởng, vượt qua núi này đến núi nọ, trở về với thời xưa của một hình bóng tươi tắn hài hòa. Sức sống trỗi dậy làm Mị phới phới, mơ mộng trong thoáng chốc nhưng rồi nó lại kéo Mị về thực tại. Chính sức sống của Mị, buộc Mị nghĩ đến liệu Mị có duy trì được nó hay không. Mị đã biết sợ chết: “Mị thử cựa mình, các dây trói xiết lấy người đau như dứt từng mảng thịt”. Nhớ đến người chị dâu cũng bị trói chết Mị sợ và một khi người ta biết sợ chết thì người ta càng thêm yêu cuộc sống. Mị cũng vậy.


Cuộc chơi xuân rồi cũng tàn nhưng sức sống của Mị đã được khơi dậy và chờ dịp bùng lên. Miêu tả một quá trình thay đổi như thế ở Mị thật khó khăn nhưng nhà văn Tô Hoài đã thành công. Ông đã thể hiện tâm lý của Mị thật hợp lý và đặc sắc, gợi cho người đọc sự xúc động và cảm thông sâu sắc. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về tâm hồn của các thanh niên Mèo nói chung dưới sự áp bức tàn bạo của thực dân phong kiến vẫn ẩn chứa một tình yêu cuộc sống mãnh liệt.


 THAM GIA CỘNG ĐỒNG LỚP 12 MÔN NGỮ VĂN – CÙNG ÔN THI VÀO ĐẠI HỌC 



, , , , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Đôi mắt chỉ có nhìn thấy, trái tim mới là quyết định.
Ngạn ngữ Nam Phi
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên