Lịch Sử 10- Bài 3 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG .
Lịch Sử 10- Bài 3 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG .
Sử 10- Bài 3 :CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG .
Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
1.Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế :
-Sự xuất hiện của công cụ kim loại , con người bước vào thời đại văn minh .
-Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ , mưa đều đặn ,dễ trồng trọt , thuận lợi cho nghề nông như:
-Ai Cập /sông Nin;Lưỡng Hà / s. Ti gơ rơ và s. Ơ ph rát ;Ấn Độ /S. Ấn và s Hằng ;Trung Quốc / Hòang Hà và Trường Giang.
-Khoảng 3500-2000 năm TCN ,cư dân cổ Tây Á, Ai Cập biết sử dụng đồng thau, công cụ bằng đá , tre và gỗ.
-Cư dân Châu Á và Châu Phi sống bằng nghề nông , mỗi năm hai vụ .
-Họ xây dựng hệ thống thủy lợi , công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó với nhau trong tổ chức công xã , ngoài ra còn chăn nuôi , làm đồ gốm, dệt vải.
Làm gốm
Dẫn nước vào ruộng
Thương nghiệp
Chăn nuôi
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông ( khoảng thiên niên kỷ VI-III TCN), ra đời sớm nhất thế giới .
Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội , xuất hiện kẻ giàu,người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời :
-Thiên niên kỷ thứ IV TCN , trên lưu vực sông Nin , cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã . khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập .
- Các công xã kết hợp thành liên minh công xã , gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN , một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
-Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành .
-Trên lưu vực sông Ấn , các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN .
-Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc .
3. Xã hội cổ đại phương Đông :
-Do nhu cầu thủy lợi , nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn , thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã .
-Nông dân công xã đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất .
-Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế , quý tộc , quan lại, chủ ruộng , tăng lữ có nhiều quyền thế , giữ chức vụ tôn giáo , quản lý bộ máy và địa phương , rất giàu sang bằng sự bóc lột .
-Nô lệ , thấp nhất trong xã hội , làm việc nặng nhọc , hầu hạ quý tộc .
Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai cập cổ
4. Chế độ chuyên chế cổ đại:
-Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN , xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti gơ rơ và Ơ phơ rát , sôngẤn , Hằng , Hoàng Hà .
-Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc,do nhu cầu thủy lợi .
-Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền , đứng đầu là vua .
-Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo , bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ôn (cái nhà lớn) , người Lưỡng hà gọi là En xi(người đứng đầu ),Trung Quốc gọi làThiên Tử (con trời ) .
-Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc , đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng ( Trung quốc) , họ thu thuế , xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện , đường sá, chỉ huy quân đội .
5. Văn hóa cổ đại phương Đông :
a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học .
-Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất , gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp .
-Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng -->Thiên văn--> nông lịch.
-Một năm có 365 ngày , chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.
b. Chữ viết :
-Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời , đây là phát minh lớn của loài người .
-Ban đầu là chữ tượng hình , sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý .
-Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.
-Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt , rồi đem phơi nắng hay nung khô .
-Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa , thẻ tre, dải lụa….
Chữ tượng hình Ai Cậo cổ
Giấy papyrus
Cây papyrus
Chữ viết trên mai rùa .
Chữ giáp cốt
Thẻ tre
Chữ viết trên đá huyền thạch
Chữ viết trên xương thú
c. Toán học :
-Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống :
-Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản : người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học , biết tính số Pi= 3,16
-Tính được diện tích hình tròn , hình tam giác, thể tích hình cầu, người -Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cà số 0 là cô ng của người Ấn Độ .
-Đã để lại nhiếu kinh nghiệm cho đời sau .
Người Ai Cập cổ đại nghĩ ra phép đếm từ 1đến 10, Pi=3,16. và giỏi về hình học .
Số 1đến 9 và số 0 là công của người Ấn Độ cổ đại .
c. Kiến trúc :phát triển phong phú :
-Kim tự tháp Ai Cập , đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng hà …
-Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người .
Cổng Ishtar của thành Ba-by-lôn, được trưng bày trong Bảo Tàng Viện Nê-bu-cát-nết-xa tại Berlin, Đức Quốc
Phương châm của sự hào hoa cũng là phương châm của trí tuệ; phụng sự tất cả nhưng yêu chỉ một. The motto of chivalry is also the motto of wisdom; to serve all, but love only one.
Balzac