Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Lịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII



Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

Lịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII



Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng

* Miêu tả hình :Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng



Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu)à tình trạng nông nghiệp lạc hậuTrên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần , túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc



Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.



-Tất cả đều hại nông dân



Bức tranh tạo biểu tượng về 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.





I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG



1. Tình hình kinh tế xã hội



a. Kinh tế;



- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp



+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.



+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.



- Công thương nghiệp phát triển



+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)



+ Công nhân đông, sống tập trung



+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.



b. Chính trị:



*Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế , vua nắm mọi quyền .



* Xã hội :có 3 đẳng cấp :



+ Đẳng cấp quý tộc : có mọi quyền , không đóng thuế



+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền , không đóng thuế



+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản , nông dân, bình dân thành thị , làm ra của cải ,không có quyền về chính trị , phải đóng thuế , và làm nghĩa vụ phong kiến .Nông dân chiếm 90% dân số , tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học , có quyền lợi kinh tế , nhưng không có tiền



- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.



Lịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIIILịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

























































Vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette



2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:



Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.



Nhà tư tưởng



Tên tác phẩm



Mông te xki ơ



Tinh thần luật pháp: đòi quyền tự do dân chủ cho con người



Von te



Những lá thư triết học: xóa bỏ nhà nước bảo thủ



Rút xô



Khế nước xã hội : tự do là quyền tự nhiên của con người







II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG.



Bản đồ phong trào nhân dân Pháp



1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến:



- Ngày 5 - 5 - 1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.



- Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.



- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).



+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.



+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.



+ Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).



- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).



- Tháng 4 - 1792 chiến trang giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.



- Ngày 11 - 7 - 1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.



Lịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII



Tấn công pháo đài –nhà tù Ba xti



2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:



- Ngày 10 - 8 - 1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.



- Ngày 21 - 9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.



- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.



+ Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.



+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.



- Ngày 31 - 5 - 1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2 - 6).



Lịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII



Vua Louis XVI ra xét xử vào tháng 12 năm 1792







Lịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII



Lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp







3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng:



- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả:



+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.



+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.



+ Ban hành lệnh "Tổng động viên".



+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ...



- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.



- Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia-cô-banh suy yếu. Cuộc đảo chính ngày 27 - 7 - 1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào.



Lịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII































Chân dung giới thiệu Rô-be-xpi-e: ý chí sắt đá, tinh thần dân tộc không khoan nhượng trước kẻ thù vì lợi ích của nhân dân, một con người kiên định "không thể đảo ngược được".



4. Thời kỳ thoái trào:



- Sau đảo chính, Ủy ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.



+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích tư sản mới.



+ Xóa bỏ luật giá tối đa.



+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ



+ Khủng bố những người cách mạng.



- Cuộc đảo chính (11 - 1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông Bô -na -pac lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài.



- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.



III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII:



- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:



+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.



+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).



+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.



+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.



-Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.



Tiểu sử

Lịch Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII



Napoléon Bonaparte ở chức đệ nhất Tổng tàiNapoléon Bonaparte sinh năm 1769 tại Ajaccio, thuộc đảo Corsica, với tên là Napoleone di Buonaparte (viết theo phương ngữ đảo Corsica là Nabolione hay Nabulione) trong một gia đình quý tộc sa sút. Về sau ông lấy tên là Napoléon Bonaparte cho có vẻ Pháp hơn. Napoléon từ nhỏ đã thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như mưu trí. Cha ông phát hiện thấy tích cách đó của Napoléon nên đã cho ông sang Pháp học tại trường quân sự ở Brienne-le-Château. Khi đó cậu bé Napoléon hay bị bạn bè trêu chọc vì cậu nói tiếng Pháp không được nhanh và chuẩn như những người bạn khác. Nhưng cậu đã chứng tỏ mình và là học sinh rất nổi trội, đặc biệt là với môn Toán học và Lịch sử. Lúc đầu ông muốn học về hải quân nhưng do ý muốn của mẹ, ông quyết định học ngành pháo binh, chính đây là cái nôi đầu tiên tạo ra một vị chỉ huy lục quân tài giỏi cho nước Pháp.



MÔNGTEXKIƠ S. L.:







(Charles Louis Montesquieu; 1689 - 1755), nhà văn, nhà triết học, xã hội học và sử học Pháp, người đại diện cho khuynh hướng chính trị của giai cấp tư sản Pháp thế kỉ 18 và có ảnh hưởng lớn đến Cách mạng tư sản Pháp 1789. Ông phê phán nhà thờ và thần học, nhưng lại cho rằng tôn giáo có một vai trò nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội. Trong khi phê phán chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp, Môngtexkiơ lại đồng thời bảo vệ tư tưởng thoả hiệp về việc duy trì một chế độ quân chủ lập hiến ôn hoà và nêu lên nguyên tắc phân chia quyền lực (thuyết phân quyền: quyền lập hiến, quyền tư pháp và quyền hành chính); cố gắng tìm cách vạch ra nguyên nhân xuất hiện các chế độ nhà nước, phân tích các hình thức nhà nước khác nhau, khẳng định luật pháp phụ thuộc vào hình thức cầm quyền ở mỗi nước. Theo ông, luật pháp không phải do thượng đế quyết định hay chỉ xuất phát từ một nguyên tắc trừu tượng, như công lí. Môngtexkiơ là một trong những người sáng lập ra trường phái địa lí trong xã hội học; ông cho rằng bộ mặt tinh thần của một dân tộc, tính chất của luật pháp của một xã hội phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, bề mặt lãnh thổ mà dân tộc đó sinh sống, nghĩa là phụ thuộc vào những điều kiện địa lí. Môngtexkiơ cũng nhấn mạnh đến vai trò của môi trường xã hội mà theo ông, nó được đồng nhất với khái niệm chế độ chính trị và luật pháp. Những tác phẩm chính: "Những bức thư Ba Tư" (1721), "Suy nghĩ về nguyên nhân thịnh suy của người La Mã" (1734), "Về tinh thần của luật pháp" (1748).




, , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Hãy nói một cách mềm mại nhưng nội dung thì phải cứng rắn.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên