Soạn văn bài Thúy Kiều báo ân báo oán – Ngữ văn 9




Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)


I: Kiến thức cơ bản cần nắm vững









1: Đoạn trích này nằm ở phần thứ hai của Truyện Kiều (từ câu 2325 đến câu 2336; từ câu 2357 đến câu 2378). Sau khi Kiều gặp Từ Hải, Từ Hải đã chuộc nàng ra khỏi lầu xanh. Từ Hải lập ra một triều đình riêng, giúp Kiều báo ân và báo oán.


2: Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán đã làm nổi bật tính cách nhân vật của Thúy Kiều và Hoạn Thư. Đồng thời thể hiện ước mơ công lí theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí, những người tốt được đền ơn, những kẻ ác bị trừng phạt


II: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản


1: Từ lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh chuộc mình ra khỏi lầu xanh. Việc hai người không trọn vẹn tình nghĩa vợ chồng là do Hoạn Thư ghen tuông. Bởi thế mà nàng vẫn cần thấy báo ân Thúc Sinh với lễ vật rất hậu: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân. Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì Hoạn Thư đã gây ra bao oan khổ cho nàng.Nàng cũng báo trước cho Thúc Sinh rằng Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, thị sẽ bị trừng phạt.


Những từ ngữ Kiều dùng với Thúc Sinh là những từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ,… Trong khi đó, khi nói về Hoạn Thư thì lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén. Đây là hai thái độ, một đằng với người được báo ân thì trịnh trọng, phù hợp với tính cách của một nho sinh ưa chữ nghĩa. Còn với Hoạn Thư thì lời lẽ nôm na, theo kiểu dân gian. Hành động trừng phạt theo kiểu nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.


2: Giọng điệu của Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai. Hoạn Thư bị đưa đến như một phạm nhân, thế nhưng Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” trong khi ngôi vị của hai người đã hoàn toàn thay đổi. Sau sự mỉa mai, Kiều đã chỉ đích danh con người Hoạn Thư là con người ghê gớm xưa nay hiếm trong cả giới phụ nữ ( Đàn bà dễ có mấy tay – Đời xưa mấy mặt đời nay mấy gan). Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ (tay, mặt, gan). Kiều đã khẳng định con người Hoạn Thư là con người ghê gớm hiếm có từ xưa đến nay. Càng cay nghiệt, càng gây nhiều oan trái thì tất nhiên sẽ càng phải hứng chịu những trừng phạt sòng phẳng từ phía người bị hại. Thái độ của Kiều là dứt khoát, rõ ràng. Nàng sẽ thẳng tay trừng trị Hoạn Thư.


3: Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã vô cùng hoảng hốt và sợ hãi. Sợ đến mức “hồn lạc, phách xiêu”. Nhưng sau phút choáng váng, Hoạn Thư đã lấy lại được bình tĩnh, thể hiện sự khôn ngoan. Đầu tiên là nói về phận đàn bà. Nêu lên phận đàn bà, Hoạn thư – tội nhân đưa Thúy Kiều – quan tòa về vị trí người cùng giới, cùng chịu những thiệt thòi. Tiếp theo, Hoạn Thư nêu chuyện ghen tuông là chuyện không thể tránh khỏi. Như vậy tội của Hoạn Thư là tội của cả giới phụ nữ. Nếu kết tội ghen thì phải kết tội cả giới phụ nữ. Sau đó Hoạn Thư mới kể đến ơn của mình với Kiều: chấp nhận cho ra gác Quan Âm để viết kinh, khi Kiều trốn đi thì không đuổi theo nữa. Hoạn Thư còn khéo lấy lòng rằng thị vẫn kính yêu, nhưng vì chung chồng nên khó mà chiều. Cuối cùng, Hoạn Thư đã thừa nhận là mình có tội “gây chuyện chông gai”, và xin mở lượng khoan hồng.


Lí lẽ của Hoạn Thư chặt chẽ, khôn ngoan, đã tác động mạnh đến Thúy Kiều. Từ chỗ quyết tâm trừng phạt, báo thù, Kiều đã tha bổng cho Hoạn Thư.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Chớ khoe điều hay, chớ phô công trạng.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

Ring ring