Dưới đây là dàn ý chi tiết so sánh bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và “Một khúc ca” của Tố Hữu
Mở bài:
Trong bài thơ “Một khúc ca”, Tố Hữu viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hãy phân tích khổ 4 và 5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để thấy điểm gặp gỡ trong tư tưởng của hai nhà thơ.
Vốn là một nhà thơ của hoài bão lớn, Tố Hữu luôn khát khao được sống có ý nghĩa và giúp ích cho cuộc đời. Bởi vậy trong bài “Một khúc ca” ông viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Còn Thanh Hải, nhà thơ nặng lòng với xứ Huế mộng mơ, những ngày cuối đời lại ước mong được hóa thân thành một mùa xuân, một mùa xuân nho nhỏ để thỏa nguyện lòng yêu mến nhân gian:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một Mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc. “
Cả hai đoạn thơ đều là những dòng thơ thật hay, thật xúc động, bộc lộ ước nguyện được hoà nhập, dâng hiến cho cuộc đời.
Ai tràn trề hy vọng và nguyện vọng, người đó sống ở tương lai.
Khuyết danh