Dưới đây là bài viết phân tích tình cảm của nhà thơ Viễn Phương với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác .
Đã từ lâu trong văn thơ Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một đề tài cảm hứng vô tận của biết bao văn nghệ sĩ. Ta làm sao quên được những tình cảm mến yêu chân thành mà Tố Hữu đã dành tặng “vị cha già” kính yêu của dân tộc:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông mọi kiếp người”
Và giờ đây, trong Viếng lăng Bác độc giả lại gặp một hồn thơ Viễn Phương với bao biết ơn sâu sắc và lòng nuối tiếc mênh mông khi nhà thơ có dịp từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Đó là những tình cảm tốt đẹp của cháu con góp phần làm đẹp rừng hoa văn thơ yêu Bác.
Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Nhà thơ xưng “con – Bác”, một cách xưng hô rất giản dị, mộc mạc mà gần gũi yêu thương chan chứa bao tình cảm, thân thương kính trong Bác Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, Bác là một con người rất hòa đồng, gần gũi.
Chính vì vậy, Nhà thơ tố Hữu có viết “người là cha, là bác, là anh”.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Còn mang một sắc thái, đầy xúc động khi nhà thơ đi từ miền Nam ra thăm Bác. Nơi mà Bác trước lúc lâm chung trái tim luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Ở đây có biết bao đồng bào ta đang chiến đấu anh hùng hi sinh vì Tổ Quốc, vì đất nước.
Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm, xúc động bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta thấy một “hàng tre” Việt Nam.
Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học.
Tri chi giả bất như hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả.
Khổng Tử