Xưng hô trong hội thoại là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Việc sử dụng các từ xưng hô gắn liền với các tình huống giao tiếp. Nó giúp con người bộ lộ thái độ, tình cảm nhưng cũng đặt ra những tình huống nan giải, không chỉ với người nước ngoài học tiếng Việt mà ngay cả với chính người Việt Nam.
Có ý thức về vấn đề trên, ta sẽ lựa chọn cách xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
1 : Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xung hô
Câu hỏi 1
Tất cả các danh từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt đều có thể trở thành từ xưng hô ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai : anh, em, con, cháu, bà, chú, bác, thím, cậu, mợ, cô, dì, ông trẻ, bà trẻ,… các từ xưng hô này có thể dùng ở nhiều mối quan hệ, ví dụ : bác dùng để gọi anh (chị) của bố mẹ hoặc ngang tuổi bố mẹ ở trên (gọi bác xưng cháu) nhưng cũng dùng để gọi anh (chị) trong xưng hô thân mật (gọi bác xưng em).
Một số từ chỉ nghề nghiệp, chức danh cũng có thể dùng làm từ xưng hô như bác sĩ, nhà báo, giáo sư, bộ trưởng,…
Câu hỏi 2
Từ ngữ xưng hô trong đoạn (a) : em – anh (Dế Choắt nói với Dế Mèn), ta – chú mà (Dế Mèn nói với Dế Choắt). Cách xưng hô thể hiện sự bất bình đẳng, một kẻ ở thế yếu, phải nhờ vả một kẻ ở thế mạnh, rất kiêu căng.
Từ ngữ xung hô trong đoạn (b) : tôi – anh (Dế Choắt nói với Dế Mèn). Cách xưng hô thay đổi hẳn thể hiện sự bình đẳng. Nguyên nhân : quan hệ thay đổi. Dế Choắt không còn phải nhờ vả nên nói với Dế Mèn như nói với người bạn, còn Dế Mèn cũng không hối hận về tội lỗi của mình nên thành thật lắng nghe lời khuyên của Dế Choắt.
2 : Luyện tập
Bài tập 1
Lời nói của cô sinh viên người châu Âu dễ gây hiểu lầm. Theo cách nói của các ngôn ngữ Ấn – Âu, cô không phân biệt chúng ta ( bao gồm cả người nghe) với chúng tôi (không bao gồm người nghe) trong khi người Việt Nam lại có sự phân biệt này. Đây là lỗi dễ măc ở những người châu Âu mới học tiếng Việt do thói quen bản ngữ chi phối.
Bài tập 2
Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả chỉ là một nhưng vẫn xưng chúng tôi vì người viết muốn :