XtGem Forum catalog

Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương




Dưới đây là bài viết phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương 


“Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh” ​


Array
Viếng lăng Bác








Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam thường nói “Miền Nam trong trái tim” hẹn ngày thống nhất Bác sẽ vào thăm. Vậy mà khi miền Nam giải phóng, nước nhà thống nhất thì Bác lại không còn nữa. Những người con miền Nam nhớ Bác cũng chỉ biết vào lăng viếng Bác và Viễn Phương là một trong những người con đó. Với cảm xúc dâng trào của đứa con về thăm cha, Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện tình cảm của nhà thơ, của những đứa con dân tộc, của tiếng lòng kính yêu dâng lên Bác.


 Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động, thành kính là lòng biết ơn và tự hào, xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra Viếng lăng Bác. Giọng điệu thành kính, trang nghiêm của bài thơ rất phù hợp với cảm xúc, và cũng phù hợp với không khí trang nghiêm nơi lăng Bác. Mạch cảm xúc vận động theo trình tự thời gian kết hợp với không gian của một chuyến viếng thăm.


Vì vậy, đọc bài thơ mà như ta theo chân tác giả vào lăng viếng Bác. Khổ 1 cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng tập trung ở hình ảnh hàng tre;  khổ 2-3 từ dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ cảm xúc và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Khổ 4 là cảm xúc khi sắp phải trở về miền Nam, nhà thơ mong muốn lòng mình được mãi mãi ở lại nơi lăng Bác.


Hai câu thơ đầu như một lời tự sự đã chứa đựng bao nhiêu cảm xúc:


  “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

  Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”


Bác đã vĩnh viễn ra đi khi đất nước còn chia cắt. Câu thơ của Viễn Phương mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra Viếng lăng Bác. Cách xưng hô “ con” và “Bác” vừa gần gũi vừa thân thương, vừa trân trọng, vừa thành kính như một đứa con đã lâu nay được trở về thăm cha. Vì vậy, tác giả đã dùng từ  “thăm” thay cho từ “viếng” như dấu đi một nỗi đau đang chất chứa trong lòng mình. Cũng trong khổ thơ này, hình ảnh đầu tiên   đập vào mắt tác giả về cảnh quanh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận đó là linh hồn quen thuộc của quê hương Việt:


 “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt nam

Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.” 


Hình ảnh những hàng tre quen thuộc đi vào mạch cảm xúc rất tự nhiên mà có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ liên tưởng đến cây tre Việt Nam, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc Việt Nam. Tre vừa được hiểu theo nghĩa thực, vừa được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Vì vậy, Lăng Bác như ở giữa làng quê Việt Nam và trở nên gần gũi và giản dị, và lăng Bác cũng như đang ở giữa lòng dân tộc, thật ấm áp vô cùng! Nói đến tre là nói đến Việt Nam, nói đến Việt Nam là liên tưởng ngay đến Bác. Một sự kết nối khó có thể hiểu khác được!



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Hãy chỉ cho tôi người anh kính trọng, và tôi sẽ biết anh là người như thế nào. Bởi anh đã cho tôi biết cách nhìn của mình về nhân loại.
Show me the person you honor, for I know better by that the kind of person you are. For you show me what your idea of humanity is.
Thomas Carlyle
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên